Nhiều năm trở lại đây, bóng cười trở thành "hình thức giải trí" nhiều người trẻ tìm đến. Ở nhiều nước, bóng cười vẫn được công khai bán và sử dụng trong các hộp đêm. Tuy nhiên, họ đều quản lý liều lượng rất nghiêm ngặt, bán theo định lượng cho phép nhằm đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Ban đầu, khí này được sử dụng trong y khoa khi thực hiện những ca phẫu thuật với công dụng giúp bệnh nhân giảm đau, giảm lo lắng và giảm căng thẳng. Năm 2019, Bộ Y tế đã cấm sử dụng bóng cười trong mục đích giải trí. Sản xuất khí N2O chỉ được phép trong mục đích công nghiệp và không được sử dụng cho con người, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

c10384e6-4857-4372-8887-8f37cf76bbde-172949656435855036573.jpg

Khi hít phải loại khí này sẽ khiến cơ thể có cảm giác hưng phấn, vui vẻ có thể cười nói mất kiểm soát, gây ảo giác khiến không gian xung quanh màu sắc và rực rỡ hơn. Do đó, nó được nhiều người sử dụng để thư giãn, thậm chí còn lạm dụng dẫn đến những tác hại sức khỏe như vụ cô gái bị liệt chân sau khi hít 15 quả bóng cười...

Bóng cười có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu được sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng quá mức. Dưới đây là một số ảnh hưởng nghiêm trọng của bóng cười:

1. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

"Việc sử dụng bóng cười với số lượng lớn và thường xuyên sẽ gây ra việc tổn hại thần kinh nghiêm trọng", PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) khẳng định.

Chuyên gia cho biết, việc sử dụng bóng cười sẽ kích hoạt trung tâm gây cười trong não bộ. Khi hít, khí trong bóng cười sẽ tan vào máu, tác động đến thần kinh với cảm giác châm chích ở đầu các chi, đi lại loạng choạng và gây cười.

tac-hai-cua-hit-bong-cuoi1-1729488888088421077089.jpg

Nhiều người cho rằng, hít bóng cười trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng đến thần kinh. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, hít khí Nitrous oxide (N2O), loại khí chứa trong bóng cười trong thời gian ngắn với liều lượng lớn, có thể khiến người sử dụng bị co giật, run rẩy. Đặc biệt, người mắc bệnh về tim mạch, hen suyễn và một số bệnh liên quan tới đường hô hấp, nguy cơ này rất khó tránh.

  • dau-hieu-canh-bao-tien-ung-thu3-17291787891371682457872-0-70-450-790-crop-1729236601654328792928.jpg

    Trước khi ung thư xuất hiện, cơ thể có 5 tổn thương cảnh báo, phát hiện để chặn đứng kịp thời

Vốn dĩ khí cười tạo ra hưng phấn ảo. Nếu sử dụng nhiều có thể gây nghiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh. 

Sử dụng bóng cười có một đặc điểm chung là khiến người dùng lờ đờ, đi đứng loạng choạng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim, thiếu máu. 

Khi ấy dây thần kinh ngoại biên cũng như thần kinh thực vật giảm hoạt động, bị trơ hoặc mệt mỏi. Tùy theo cơ địa và sức khỏe của mỗi người, các biểu hiện nói trên sẽ ở mức khác nhau. Những người có sức khỏe kém thì hệ thần kinh thực vật càng bị mệt mỏi nghiêm trọng.

tac-hai-cua-hit-bong-cuoi2-17294888880941155979170.jpg

2. Nguy cơ đau tim, đột quỵ

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, hít bóng cười quá nhiều có thể khiến người hít lên cơn đột quỵ, đau tim, cực hại cho sức khỏe tim mạch nói chung.

Đó là lý do hít bóng cười được khuyến cáo không sử dụng đối với người mắc bệnh tim mạch. Đối tượng mắc bệnh tim mạch nếu sử dụng bóng cười sẽ dễ khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn, nguy cơ đột quỵ, đau tim đến nhanh hơn.

Vì sao hít bóng cười có thể dẫn đến tình trạng này? Chuyên gia lý giải, khi hít bóng cười đồng nghĩa bạn sẽ hít khí N2O. Người hít sẽ bị phấn khích cực độ, kéo theo những tiếng cười không dứt. Điều này diễn ra liên tục có thể khiến người hít bị ngạt do thiếu oxy, máu từ tim không vận hành điều độ đi khắp cơ thể như bình thường, rất dễ bị các biến chứng tim mạch, thậm chí tử vong.

Khí N2O từ bóng cười khi đi vào cơ thể sẽ chiếm hết chỗ của oxy. Khi cơ thể bị thiếu một chút oxy sẽ tạo cảm giác hưng phấn thoáng qua. Nhưng việc hít bóng cười quá đà, nhất là lạm dụng hít như nhiều bạn trẻ hiện nay sẽ khiến oxy bị thiếu nhiều. Người hít sẽ nhanh chóng bị hôn mê, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, thậm chí tử vong do biến chứng tim mạch.

tac-hai-cua-hit-bong-cuoi3-1729488998918275045208.jpg

3. Nguy cơ ngạt thở do thiếu oxy

Sự hưng phấn do hít bóng cười đem lại khiến nhiều người quá đỗi hưng phấn, nhiều khi dùng cả quả bóng chụp lên đầu để tận hưởng cảm giác sảng khoái dài lâu. Tuy nhiên, chuyên gia khẳng định thói quen này khiến người dùng rất dễ bị thiếu oxy. Nguy cơ ngạt thở, nhanh chóng bị tử vong rất dễ xảy ra.

TS John Ramsey (một nhà độc chất học tại trường Đại học St George's, Anh) ghi trong nghiên cứu, khí chứa trong bóng cười có khả năng hòa tan vào máu, làm giảm lượng oxy đến não, tim cũng như các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể. Nó có thể gây ra ngạt thở không lường trước được. Thiếu oxy khiến não, tim... các cơ quan đều bị ảnh hưởng. Hậu quả sau đó mà bạn phải gánh chịu là những cơn co giật, đau tim và đột quỵ.

4. Nguy cơ tìm đến lối sống thiếu lành mạnh

BS Nguyễn Trung Nguyên (Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm, bản chất khí N2O có tác dụng giống như ma túy. Việc sử dụng tăng lên để đạt được cảm giác phê pha, sung sướng thường xuyên sẽ gây nghiện. Nguy cơ tìm đến các loại ma túy tổng hợp khác rất khó tránh.

Điều này dễ biến cuộc sống của bạn chìm vào tiêu cực. Nguy cơ tự hủy hoại cuộc sống thực sự rất cao từ thói quen sống thiếu lành mạnh này.

(Ảnh minh họa: Internet)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022