Trong nỗ lực giảm lãng phí thực phẩm, nhiều người thường có thói quen cất giữ đồ ăn thừa từ bữa trước để hâm nóng, hoặc tích trữ qua đêm cho ngày hôm sau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, việc hâm lại một số loại thực phẩm không đúng cách có thể gây ra ngộ độc, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Tiến sĩ Stacey Duvenage, thuộc Viện Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Greenwich (London), cảnh báo: "Giữ lại đồ ăn thừa là điều phổ biến, nhưng cần cực kỳ thận trọng khi bảo quản và hâm nóng lại để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm và giảm thiểu mất mát dinh dưỡng".

photo-1746983411274-17469834120392030241263.jpeg

Đồ ăn chỉ ngon và bổ khi được thưởng thức ngay sau khi chế biến.

Dưới đây là 4 loại thực phẩm không nên hâm nóng lại hoặc để qua đêm.

4 món ăn dễ sinh chất ung thư, hại gan thận nếu để qua đêm

1. Trứng

Dù chiên, luộc hay hấp thì trứng đều không nên hâm lại. Theo TS Duvenage, đây là loại thực phẩm giàu protein nhưng rất nhạy cảm khi tiếp xúc với nhiệt độ cao lần hai.

Việc hâm nóng có thể làm protein trong trứng bị oxy hóa, tạo ra các hợp chất có hại, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư. Bạn chỉ nên ăn trứng nguội trong vòng 24 giờ sau khi nấu.

photo-1746983413507-17469834135831676588643.jpeg

Dù chiên, luộc hay hấp thì trứng đều không nên hâm lại.

2. Nấm

Nấm sau khi nấu chín nếu để ở nhiệt độ phòng quá lâu rồi mới đem hâm lại, không chỉ mất mùi vị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho đường tiêu hóa. Protein trong nấm có thể bị biến đổi, đồng thời sản sinh các chất gây độc nếu để quá lâu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc. 

Bạn hãy ăn ngay sau khi chế biến, hoặc bảo quản lạnh và ăn trong vòng 24 giờ.

  • du-an-moi-17469698939791306115674.jpg

    2 món ăn tốt ngang "botox tự nhiên" giúp Song Hye Kyo trẻ đẹp vượt thời gian ở tuổi 44: Ở Việt Nam vừa nhiều, vừa rẻ

3. Khoai tây

Khoai tây sau khi nấu, nếu để ở ngoài nhiệt độ phòng trong thời gian dài có thể sinh ra vi khuẩn Clostridium botulinum, tác nhân gây ngộ độc thịt (botulism).

Độc tố botulinum không bị phá hủy trong quá trình hâm nóng thông thường. Khi ăn phải, người bệnh có thể gặp các triệu chứng nguy hiểm như buồn nôn, sụp mí mắt, khó nuốt, nói ngọng và thậm chí suy hô hấp. Do đó, hãy luôn bảo quản khoai tây trong tủ lạnh và tránh để qua đêm ở nhiệt độ phòng.

4. Hải sản

Hải sản là thực phẩm dễ hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Một số loại cá như cá thu, cá ngừ, cá nục... có thể sản sinh histamine nếu để ngoài môi trường quá lâu. Histamine gây ra phản ứng dị ứng như buồn nôn, tiêu chảy, nổi mẩn, ngứa và tụt huyết áp. 

Bạn nên cho hải sản vào tủ lạnh ngay sau khi ăn, và chỉ dùng lại trong vòng 24 giờ. Hâm lại kỹ với nhiệt độ cao để giảm nguy cơ.

photo-1746983814410-17469838151591418558734.jpeg

Lưu ý chung:

Không nên hâm lại đồ ăn nhiều lần.

Ưu tiên chia phần vừa đủ khi nấu ăn.

Khi bảo quản, luôn để thực phẩm trong hộp kín và giữ lạnh dưới 5°C.

Tránh để thực phẩm thừa ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022