Rau quả là thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để đỡ mất thời gian, nhiều người sẽ cho trực tiếp rau đã rửa sạch vào nồi. Tuy nhiên, đây thực sự là một cách làm sai lầm. Một số loại rau vẫn cần phải chần qua, đặc biệt là 4 loại rau này. Quên đi bước chần qua nước sôi không những khiến cho món rau của bạn trở nên kém ngon miệng mà còn có thể dẫn dắt bệnh tật tìm đến bạn.
1. Rau củ chứa nhiều axit oxalic
Các loại rau tiêu biểu: Rau muống, rau răm, rau dền, măng tươi, mướp đắng…
Nguyên nhân: Hàm lượng axit oxalic cao dễ kết hợp với canxi, sắt và các nguyên tố khoáng khác trong cơ thể tạo thành canxi oxalat không hòa tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Đồng thời, axit oxalic còn có thể khiến rau có vị đắng.
Phương pháp chần: Cho rau vào nước sôi chần trong 5 đến 10 giây sau đó vớt ra ngay. Quá nhiều thời gian này sẽ dẫn đến mất vitamin trong rau.
2. Rau chứa nhiều nitrit
Các loại rau đại diện: Củ hành, cần tây...
Lý do: Những loại rau này dễ sinh ra nitrit, đặc biệt nếu bảo quản càng lâu thì sẽ sinh ra càng nhiều nitrit. Nitrit có thể chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư trong cơ thể, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Phương pháp chần: Cho rau vào nước sôi từ 5 đến 10 giây có thể loại bỏ 70% nitrit trong rau.
3. Rau chứa độc tố tự nhiên
Các loại rau tiêu biểu: Các loại đậu như đậu thận, đậu lăng, đậu xanh, hoa huệ tươi…
Nguyên nhân: Các loại đậu… có chứa saponin và phytohemagglutinin, có thể gây ngộ độc nếu không nấu chín đúng cách. Hoa huệ tươi có chứa colchicine, cũng có thể gây ngộ độc.
Phương pháp chần: Các loại đậu… cần chần 5 phút để tiêu diệt độc tố; hoa huệ tươi cần chần 5 phút trước khi chiên.
4. Rau củ khó rửa sạch
Các loại rau tiêu biểu: Súp lơ trắng, bông cải xanh...
Lý do: Cấu trúc của những loại rau này dễ dàng để trứng côn trùng và bụi bẩn đọng lại trong hoa, đồng thời chúng có thể tồn dư dư lượng thuốc trừ sâu bên trong từng kẽ hoa.
Phương pháp chần: Thêm lượng muối và dầu ăn thích hợp rồi chần trong 1 đến 2 phút. Điều này giúp loại bỏ cặn trong khi vẫn giữ được màu xanh ngọc lục bảo của rau.
Kỹ thuật chần rau
- Lượng nước phải vừa đủ: lượng nước tối thiểu dùng để chần rau phải ngập hết mặt rau.
- Lửa phải đủ mạnh: nước sôi hầu như không chứa oxy, điều này có thể làm giảm sự mất mát chất dinh dưỡng do quá trình oxy hóa nhiệt.
- Không cắt quá nhuyễn (nhỏ): Không nên thái rau củ đã chần quá nhuyễn để tránh mất đi một lượng lớn vitamin và khoáng chất khi chế biến sau đó.
- Thêm một chút muối: Trong quá trình chần rau, các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước (như vitamin C và B) sẽ bị thất thoát vào nồi. Việc thêm muối có thể tạo thành một lớp màng bảo vệ trên bề mặt rau để giảm thất thoát chất dinh dưỡng.
Tóm lại, để cải thiện hương vị và độ an toàn của rau, nên chần 4 loại rau này trước khi nấu. Đồng thời, chú ý nắm vững phương pháp, kỹ thuật chần đúng cách để hạn chế thất thoát chất dinh dưỡng.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This