Gần đây, ngày càng nhiều người trẻ tuổi tử vong do ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày - căn bệnh có khả năng tiến triển âm thầm nhưng gây tử vong nhanh chóng. Điều đáng lo ngại là chỉ khoảng 20% ca ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn sớm, khi việc điều trị còn mang lại hiệu quả cao.

Theo báo cáo từ Liên minh phẫu thuật khối u đường tiêu hóa Trung Quốc, ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các nguyên nhân tử vong do ung thư ở nam giới và thứ 4 ở nữ giới. Dù tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn đầu có thể lên đến 90-100%, nhưng gần 80% bệnh nhân chỉ phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng, khiến cơ hội sống giảm mạnh.

ung-thu-da-day-dau-hieu-nhan-biet1-17476559193141270023566-1747725270668-1747725270971943306072-1747734481542-17477344844291598800132.jpg

Gần đây, ngày càng nhiều người trẻ tuổi tử vong do ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày - căn bệnh có khả năng tiến triển âm thầm nhưng gây tử vong nhanh chóng.

4 dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày cần đặc biệt chú ý

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu bạn gặp phải những biểu hiện sau, nên đi khám càng sớm càng tốt:

- Đau bụng bất thường:Cơn đau không giống các cơn đau do viêm loét trước đây, xuất hiện thường xuyên và không giảm dù dùng thuốc.

  • Ngoài SPF, mua kem chống nắng cần để ý 2 chỉ số sau để da không đen sạm, nhăn nheo lại bảo tồn collagen cực tốtĐọc ngay

- Ăn uống kém, sụt cân:Cảm giác chán ăn, mệt mỏi và giảm cân rõ rệt là dấu hiệu cho thấy dạ dày đang có vấn đề nghiêm trọng.

- Thiếu máu không rõ nguyên nhân hoặc phân đen kéo dài:Đây có thể là biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa do khối u.

Triệu chứng không cải thiện khi điều trị thông thường, bạn cần nội soi dạ dày và sinh thiết mô để chẩn đoán chính xác.

ung-thu-da-day-dau-hieu-nhan-biet2-17476559193351782954919-1747725272293-17477252724551245987605-1747734485495-1747734485603998856347.jpg

Cơn đau không giống các cơn đau do viêm loét trước đây, xuất hiện thường xuyên và không giảm dù dùng thuốc hãy cẩn trọng ung thư dạ dày.

Ai cần tầm soát ung thư dạ dày?

Những người trên 45 tuổi có một hoặc nhiều yếu tố dưới đây nên thực hiện tầm soát định kỳ:

- Sống lâu năm tại vùng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao.

- Nhiễm Helicobacter pylori (HP) - vi khuẩn nguy hiểm hàng đầu gây ung thư dạ dày.

- Có tiền sử mắc các bệnh dạ dày mãn tính (viêm teo, loét, polyp…).

- Gia đình từng có người bị ung thư dạ dày.

- Chế độ ăn mặn, ăn thực phẩm lên men, hút thuốc, uống rượu thường xuyên.

Vi khuẩn HP: "Thủ phạm" thầm lặng dễ lây lan

Mặc dù ung thư không lây, nhưng vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) - nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày - lại có khả năng lây qua đường miệng-miệng hoặc phân-miệng. Việc ăn uống chung, hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc tiếp xúc với nước bọt, phân người nhiễm bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm HP trong gia đình.

Do đó, việc kiểm tra và điều trị HP cho toàn bộ thành viên trong gia đình là điều cần thiết nếu có người bị nhiễm.

5403086a62f0b75edbabea5747a80d50c24b32-1747725222419830209593-1747725273118-1747725273185988576868-1747734486529-1747734486650133362449.jpg

Điều trị ung thư dạ dày: Phát hiện sớm quyết định sự sống

Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho ung thư dạ dày. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn I: 94,32%

- Giai đoạn II: 82,56%

- Giai đoạn III: 51,01%

- Giai đoạn IV: chỉ 23,97%

Các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn như nội soi hoặc sử dụng robot hỗ trợ đã giúp cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, với những ca bệnh tiến triển, việc điều trị đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và cơ sở y tế có đầy đủ thiết bị.

Có thế nói, ung thư dạ dày không phải là "án tử" nếu được phát hiện kịp thời. Tầm soát định kỳ, nhận biết sớm dấu hiệu bất thường và chủ động điều trị vi khuẩn HP là chìa khóa giúp giảm thiểu nguy cơ mắc và tử vong do căn bệnh này.

(Ảnh minh họa: Internet)

(Nguồn: People, Health)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022