Chuyên gia Trương Na, Trưởng khoa Kỹ thuật Thực phẩm thuộc Đại học Thương mại Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc), nhắc nhở rằng phương pháp tiêu thụ và bảo quản phi khoa học có thể biến nước tương từ một loại gia vị ngon thành "kẻ giết chết sức khỏe".

Dưới đây là 3 thói quen dùng nước tương gây hại gan thận, 90% gia đình mắc phải.

a646ed7b0d2f423faf650cf424563290-1743650080226-1743650080531861157149-1743683769617-174368376971696146299.jpeg

1. Đặt nước tương cạnh bếp nấu

Theo khảo sát của một tạp chí tại Trung Quốc, người ta phát hiện có tới hơn 60% hộ gia đình có thói quen đặt chai nước tương cạnh bếp nấu. Đằng sau sự “tiện lợi dễ dàng sử dụng” là “hư hại nghiêm trọng” đến chất lượng nước tương do nhiệt độ cao trong thời gian dài.

Ông Trương Na chia sẻ, các thí nghiệm cho thấy khi nhiệt độ môi trường vượt quá 30 độ C, hàm lượng nitơ axit amin trong nước tương giảm khoảng 15% mỗi tuần, đây là chỉ số quan trọng để đo vị umami (vị ngon thịt) của nước tương.

Ngoài ra, môi trường nhiệt độ cao khiến nước tương còn sót lại ở miệng chai trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn. Tổng số khuẩn lạc ở miệng chai nước tương được một gia đình sử dụng trong ba tháng vượt quá tiêu chuẩn gấp 4 lần, từ đó, chúng sẽ tấn công gan thận của bạn ngày càng nghiêm trong khi ăn trong thời gian dài.

2. Đặt nước tương trong tủ lạnh hoặc tiếp xúc ánh nắng

"Nước tương chưa mở sẽ tươi hơn khi để trong tủ lạnh" là quan niệm sai lầm lớn thứ hai. Ông Trương Na chỉ ra rằng nước tương chưa mở chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. Việc làm lạnh có thể gây ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước do chênh lệch nhiệt độ, gây ra nấm mốc - thứ sản sinh ra aflatoxin, chất kịch độc đối với gan thận - trong chai.

Trong khi đó, các chai nhựa trong suốt thường thấy trên thị trường sẽ phân hủy các sắc tố trong nước tương khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Sau 30 ngày tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chỉ số đỏ của một số loại nước tương nhạt giảm 27% và hương vị cũng giảm đi đáng kể.

3. Không lau miệng chai sau khi đổ nước tương ra

Cũng theo khảo sát nêu trên, 80% hộ gia đình tại quốc gia tỉ dân sử dụng nước tương ngay sau khi mở nắp và sau khi đổ nước tương ra xong cũng chỉ đóng nắp lại mà không có thêm động tác gì khác.

Ông Trương Na cho biết, cặn nước tương còn sót lại trên miệng chai không lau sạch có thể sinh sôi vi khuẩn E. coli trong vòng 12 giờ ở nhiệt độ 25 độ C.

Điều này đặc biệt đúng với các loại nước tương không phụ gia. Nước tương không phụ gia đang trở nên phổ biến trong những năm gần đây, không có chất bảo quản và phải được bảo quản lạnh nghiêm ngặt sau khi mở nắp và sử dụng hết trong vòng 1 tháng. Nước tương không phụ gia không để lạnh của một gia đình có thể xuất hiện bọt trắng vào tuần thứ ba và các xét nghiệm cho thấy tổng số khuẩn lạc vượt quá tiêu chuẩn 12 lần.

"Mặc dù nước tương nhỏ nhưng nó lại là hiện thân của sự an toàn trong bếp", các chuyên gia kêu gọi các gia đình thiết lập thói quen "kiểm tra thường xuyên" đối với các loại gia vị, giống như cách họ chú ý đến thời hạn sử dụng của các thực phẩm trong tủ lạnh.

Nguồn và ảnh: QQ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022