Nhịp sống xã hội hiện đại rất hối hả và bận rộn, có nhiều người thậm chí không còn thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân. Cộng thêm với việc sinh hoạt không điều độ, thức khuya làm việc, ăn uống không hợp vệ sinh… khiến bệnh tật ngày càng phát sinh nhiều ở người trẻ. Trong đó có các loại ung thư nguy hiểm.

Theo Christina Annunziata – phó Chủ tịch tại Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), hiện tại ung thư đang dần trẻ hóa ở phụ nữ ngày nay, đặc biệt là nhóm người dưới 50 tuổi. Cũng trong một thống kê của ACS, có 3 loại ung thư đang tăng 0,6% tỷ lệ tử vong mỗi năm ở phụ nữ trẻ là ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng.

1-17101493469741920451066.jpg

Ung thư đến nay vẫn là căn bệnh nan y chưa chữa khỏi hoàn toàn.

Cụ thể hơn, số ca mắc ung thư cổ tử cung ngày càng gia tăng trong độ tuổi từ 30 – 44. Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ cũng tăng mỗi năm 1,7%, tính từ năm 2012 đến 2019. Cũng trong khoảng thời gian này, số ca bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 20 – 30 tuổi có xu hướng tăng nhẹ, dù trước đó hầu như rất thấp.

"Kể từ khi được tiêm phòng vaccine ngừa ung thư cổ tử cung, tỷ lệ phụ nữ trẻ mắc bệnh cũng thấp hơn. Nhưng điều này vẫn không thể ngăn cản được tỷ lệ bệnh đang trẻ hóa dần. Nếu phụ nữ đi tầm soát và sàng lọc sớm hơn thì nguy cơ mắc bệnh mới giảm đi được" – Christina chia sẻ.

Christina cũng cho hay, sau đây là chi tiết về 3 loại ung thư nguy hiểm trên. Các chị em nên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh, cũng như tăng khả năng điều trị thành công:

- Ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung của phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng, được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm thầm trong một thời gian dài. Hầu hết tất cả các trường hợp mắc bệnh đều do nhiễm trùng HPV. Những người có nguy cơ cao mắc loại bệnh này thường là: Người nhiều bạn tình, quan hệ dưới 18 tuổi, hút thuốc, mắc các bệnh về miễn dịch hay đường tình dục (STIs), gia đình có tiền sử mắc bệnh…

4-17101496043201866769757.jpg

Ung thư cổ tử cung có thể phòng tránh được nếu đi thăm khám và tiêm vaccine sớm.

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết ung thư cổ tử cung chính là chảy máu "vùng kín" bất thường, chẳng hạn như chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ, kinh nguyệt dài hơn so với bình thường… Một số người còn bị đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường và sưng chân.

  • du-an-moi-11-17115359150041208511052.jpg

    Bé gái mới 8 tuổi đã bị ung thư hạch, BS chia sẻ dấu hiệu bệnh rất dễ bỏ qua

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư chỉ có một cách duy nhất đó là tiêm vaccine HPV phòng ngừa. Vaccine được đánh giá là an toàn, có thể chống lại các tác nhân gây ra ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục. Các bác sĩ khuyến cáo, độ tuổi an toàn để tiêm vaccine đạt hiệu quả cao nhất là từ 9 đến 26 tuổi.

- Ung thư vú

Cũng giống như ung thư cổ tử cung, ung thư vú cũng là bệnh lý có quá trình hình thành kéo dài, đôi lúc đã hình thành khối u nhưng cơ thể vẫn không có triệu chứng. Chính vì thế, nhiều chị em đến khi phát hiện thì đã ở giai đoạn cuối, vừa tốn nhiều chi phí lại rất khó cứu chữa.

Các triệu chứng ung thư vú có thể dẫn đến những thay đổi ở núm vú như da vú lõm xuống, thay đổi hình dạng và kích thước vú, mẩn đỏ, khô ở núm vú… Ngoài ra, bệnh còn khiến vùng vú hoặc núm vú xuất hiện đau nhức, có vết lõm ở da hoặc phần da xung quanh vú dày lên.

2-17101493264861509919541.jpg

Ung thư vú rất khó phát hiện sớm nếu người bệnh không để ý bất thường trên cơ thể.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ ung thư vú ở nữ bao gồm: Lớn tuổi (trên 50 nhưng hiện giờ đang trẻ hóa), do di truyền, hút thuốc và uống rượu bia nhiều, người mắc bệnh béo phì, phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai… Nếu có một trong số những yếu tố trên, hãy thăm khám thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư có nhiều phương pháp điều trị nhất. Các phương pháp này thường được các bác sỹ cân nhắc kỹ, có thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau điều trị trên một bệnh nhân tùy theo giai đoạn bệnh, đặc điểm sinh học của khối u, tình trạng sức khỏe ... và cả mong muốn của người bệnh.

- Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là loại bệnh gây tử vong cao thứ 4 thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên tin vui là, nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống rất lâu, có khi đến mấy chục năm sau khi phát hiện bệnh và chạy chữa sớm.

Ung thư đại trực tràng có dấu hiệu ở các bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Khi đi đại tiện thường sẽ có máu trong phân, đi ra máu tươi, khi táo bón khi tiêu chảy, phân có hình mỏng và dẹt hơn so với bình thường…

Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Kiểm tra sàng lọc định kỳ cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể và  hiệu quả nhất.

Làm sao để phòng ngừa ung thư?

Phòng ngừa ung thư là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để giảm nguy cơ mắc ung thư:

- Tránh hút thuốc lá và cần cai thuốc lá: Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc của người khác. Nếu bạn hút thuốc, hãy cân nhắc cai thuốc lá.

- Giữ cân nặng lý tưởng: Duy trì một chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn để giữ cân nặng luôn ổn định, không béo phì.

- Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn: Hạn chế việc tiêu thụ rượu và các loại đồ uống có cồn khác.

- Bảo vệ da: Sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc khi phải ở ngoài trời quá lâu.

- Tăng cường vận động: Bạn nên tập thể dục đều đặn với các bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ hoặc các môn thể thao khác.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường tiêu thụ các loại rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt… giảm tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo và lượng đường cao.

- Giảm stress: Học cách quản lý stress và tìm kiếm các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc những sở thích lành mạnh giúp giảm căng thẳng.

Theo Insider, Healthline

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022