19 tuổi kết hôn nhưng mãi không có bầu, cặp vợ chồng đi khám mới phát hiện "sự thật"

Kết hôn ở tuổi 19 nên chị Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1995, Hải Dương) không đặt nặng chuyện sinh con sớm. Vậy nhưng sau vài năm không có dấu hiệu mang thai, hai vợ chồng chị bắt đầu lo lắng, sốt ruột.

Chị Nhung tâm sự: "Lúc đấy mình còn trẻ, đã bao giờ nghe đến khái niệm hiếm muộn hay nghĩ chuyện này sẽ xảy đến với mình đâu. Mỗi đêm đến mình cũng nghĩ nhiều về những lời bàn tán của mọi người xung quanh. Có những người họ ác miệng lắm, nói mình là cây độc không trái, gái độc không con. 

Thậm chí đến lúc bạn bè rủ đi tụ tập, vợ chồng mình tự ti không muốn đi. Giao lưu hàng xóm cũng ngại, cứ bước chân ra khỏi cửa là cảm giác người ta đã nhìn, đã nói mình rồi".

photo-1714323703281-17143237042721836192550.jpeg

Chị Nhung kết hôn vào năm 19 tuổi nhưng chờ mãi vẫn chưa có "tin vui".

Cuối cùng, vợ chồng chị quyết tâm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để "tìm con". Cứ ngỡ vợ chồng còn trẻ thì sức khỏe sẽ tốt, thế nhưng qua thăm khám, bác sĩ cho biết chồng chị Nhung bị biến chứng teo tinh hoàn của căn bệnh quai bị. Điều đó khiến anh bị vô tinh (không có tinh trùng trong tinh dịch).

Với trường hợp của vợ chồng chị Nhung, bác sĩ xác định cần phải thực hiện 2 bước: Đầu tiên, cần phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro-TESE. Sau đó, sẽ thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người vợ để tạo phôi.

Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro-TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, mang lại hiệu quả điều trị cao cho các trường hợp vô tinh. Phẫu thuật vi phẫu này cho kết quả tìm thấy tinh trùng rất cao, ít tổn thương mô tinh hoàn, ít biến chứng.

Kĩ thuật này cho phép can thiệp vào mô tinh hoàn để tìm những ống sinh tinh có chứa tinh trùng, thông qua kính vi phẫu có độ phóng đại lớn. Để từ đó tìm được tinh trùng khỏe mạnh, chất lượng tốt.

Công việc chị Nhung vốn bận rộn, nhưng quá trình điều trị hiếm muộn đòi hỏi rất nhiều thời gian. Vì quá "mong con", chị quyết định gác lại công việc để toàn tâm toàn ý sinh con.

Tưởng mọi việc đã “xuôi chèo mát mái”, nhưng đến khi chuẩn bị niêm mạc để chuyển phôi thì bác sĩ siêu âm phát hiện trong buồng tử cung của chị có những chùm polyp, điều đó cản trở quá trình đậu thai.

Với trường hợp của chị Nhung, bác sĩ nhận định đây là polyp dạng chùm, nhỏ, rất khó để phát hiện thông qua các phương pháp thông thường như siêu âm bơm nước, siêu âm 3D buồng tử cung… Các bác sĩ chỉ định chị nội soi thăm dò buồng tử cung kết hợp cắt bỏ polyp, hạn chế tối đa chảy máu. 

hiem-muon-17143836103561385325947.jpg

Hành trình 2 lần nhờ bác sĩ "tìm con"

Vượt qua những đợt điều trị vất vả, vợ chồng chị Nhung đã thành công đón bé gái đầu lòng vào tháng 4/2020. Chị Nhung nhớ lại: "Đến lúc bác sĩ cho mẹ nghe tim thai em bé, mình đã khóc trên bàn. Bác sĩ bảo bây giờ chúng ta đã có được bước khởi đầu tạm ổn rồi thì phải vui chứ sao lại khóc, nhưng mà mình không cầm được nước mắt" .

Tháng 7/2022, khi con gái đầu lòng được 3 tuổi, hai vợ chồng chị Nhung quyết định trở lại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để chuyển phôi trữ với mong muốn bé lớn "có chị có em cho vui cửa vui nhà". 

Tưởng đâu mọi việc thuận lợi nhưng sau thăm khám, bác sĩ thông báo: "Niêm mạc tử cung của chị Nhung bị quá sản toàn bộ, polyp dày đặc buồng tử cung, tình trạng còn nhiều hơn cả lần đầu chuyển phôi năm 2019"

anh-chi-nhung-va-3-con-1-17143239876111601263406.jpganh-hai-be-sinh-doi-17143239877601412428791.jpeg

Chị Nhung hạnh phúc bên cạnh 3 thiên thần nhỏ, là kết quả của 2 lần IVF.

Vậy là cuộc chiến với polyp buồng tử cung một lần nữa lại bắt đầu. Lần này, chị được bác sĩ chỉ định điều trị thuốc và thực hiện mổ nội soi buồng tử cung ngay trong chu kỳ để loại bỏ các chùm polyp trước khi thực hiện chuyển phôi.

Cuộc phẫu thuật nội soi thành công tốt đẹp, bác sĩ thông báo chu kỳ sau có thể thực hiện chuyển phôi. May mắn lại lần nữa "gõ cửa" khi chị Nhung đậu song thai ở lần chuyển phôi này. 

"Ngày đầu siêu âm bác sĩ chẩn đoán thai đôi nhưng một thai túi ối hơi nhỏ. Bác cho thuốc điều trị và dặn mình đừng lo. Và thật may mắn là sau một tuần lên siêu âm lại thì đúng là hai thai đều ổn định" - chị Nhung chia sẻ.

9 tháng dưỡng thai với biết bao nỗi lo lắng, hồi hộp. Cuối cùng hai em bé sinh đôi một trai - một gái đã chào đời khỏe mạnh trong niềm vui vỡ òa của cả đại gia đình.

  • photo-1707383321849-1707383322222289569451.jpeg

    2 năm hiếm muộn vợ chồng nữ giảng viên nhận được “món quà” bất ngờ, hành trình giữ "thai hiếm" khiến nhiều người khâm phục

Bây giờ, được ôm 3 "thiên thần" trong tay, vợ chồng chị Nhung nhớ lại hành trình đầy khó khăn nhưng cũng lắm niềm vui, hạnh phúc mà mình đã trải qua. Chị thầm cảm ơn các vị bác sĩ mát tay đã giúp chị "tìm con" thành công. 

Chị Nhung cũng chia sẻ, trên hành trình điều trị hiếm muộn, có biết bao khó khăn thử thách, cũng có rất nhiều vấn đề phát sinh tưởng chừng không thể vượt qua được. Nhưng khi chúng ta gặp được các vị bác sĩ nhiệt tình, trách nhiệm... thì sẽ có nhiều động lực, tin tưởng hơn để bước tiếp trên hành trình "tìm con".

Chị hi vọng những cặp vợ chồng đang "mong con" hãy vững tin, yên tâm theo phác đồ của các bác sĩ. Đồng thời mạnh mẽ, lạc quan... rồi nhất định "con sẽ về".

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022