Mùa lạnh là thời điểm người mắc bệnh viêm xoang "sợ" nhất trong năm vì có cảm giác khó chịu hơn. Viêm xoang là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm, phù nề và xuất tiết nhiều dịch nhầy. Viêm xoang có thể là cấp tính hoặc mạn tính tùy thuộc vào thời gian kéo dài của bệnh.
Bệnh viêm xoang có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống, đem lại cảm giác khó chịu, khó ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai. Thậm chí, bệnh viêm xoang nếu trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở mắt, tai, não, mạch máu...
Bệnh viêm xoang có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống, đem lại cảm giác khó chịu, khó ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai.
Để tránh các biến chứng nguy hiểm thì việc tìm ra phương pháp điều trị viêm xoang hiệu quả là rất quan trọng. Nhiều người bệnh vì quá nóng lòng, muốn trị viêm xoang khỏi nhanh nên đã lạm dụng việc rửa mũi, nhỏ thuốc và uống thuốc kháng sinh, điều này được đánh giá là một sai lầm "kinh điển" có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
1 sai lầm "kinh điển" trong điều trị viêm xoang
Theo bác sĩ Nguyễn Lan Hương (Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt) trong điều trị viêm xoang, viêm mũi không nên lạm dụng thuốc kháng sinh hay rửa mũi, xịt mũi quá nhiều. Nhiều người tin vào việc "chữa bệnh truyền miệng": Ai nói gì cũng tin tưởng và làm theo, dẫn đến việc dùng thuốc và vệ sinh mũi sai cách.
Thứ này phơi khô rồi dự trữ đến Tết vừa có món ngon mời khách, lại là "thuốc quý hơn tiền" vì trị nhiều bệnh
Bác sĩ Hương cho hay, nếu người bệnh tự ý đi mua thuốc mà không được khám, sẽ dẫn đến việc không nắm rõ tình trạng bệnh, cũng như dùng thuốc kháng sinh không cần thiết. Sai lầm này tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh kháng lại với kháng sinh, vô tình khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ cũng nhấn mạnh, viêm mũi dị ứng với dấu hiệu phổ biến là ngạt mũi, sổ mũi thì chỉ cần điều trị bằng thuốc dị ứng và thuốc xịt tại chỗ là sẽ ổn. Chỉ có những trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, xuất hiện mủ thì mới cần phải uống kháng sinh.
Trong đợt điều trị, người bệnh viêm mũi, viêm xoang rửa mũi sẽ tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên nhiều người lại rửa liên tục rồi vô tình gây khô mũi. Nguy hiểm nhất là khi mũi đang ngạt mà bơm nước muối sinh lý vào mũi, khiến nước muối sẽ tràn ra tai. Điều đó có thể khiến viêm xoang không khỏi mà lại thêm viêm tai vì dịch mủ.
Nhiều người bệnh viêm xoang rửa mũi liên tục rồi vô tình gây khô mũi.
Liên quan đến vấn đề xịt mũi đúng cách khi bị viêm xoang, bác sĩ Lan Hương chia sẻ xịt mũi có thể chia ra làm 2 loại là thuốc xịt nước muối và xịt thuốc chống viêm. Với các loại xịt nước muối thì mọi người nên rửa theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc dùng quá nhiều gây khô mũi.
Còn xịt thuốc chống viêm thì càng phải thận trọng bởi được chia làm nhiều loại, có loại là thuốc xịt co mạch tại chỗ, có loại có thành phần kháng sinh, chống viêm. Cần lưu ý là thuốc xịt co mạch không được dùng quá 7 ngày nếu không sẽ dễ phụ thuộc vào thuốc. Đáng lưu ý nhất là trên thị trường có bán một số thuốc xịt chống viêm chứa corticoid, sản phẩm này tuyệt đối không được dùng kéo dài vì sẽ gây ra tác dụng phụ ví dụ như suy thượng thận.
Một số loại thuốc corticoid xịt mũi phổ biến trên thị trường bao gồm: Beclometasone, Budesonide, Fluticasone, Mometasone. Các loại thuốc xịt chứa corticoid này cần được sử dụng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng corticoid phù hợp nhất để người bệnh kiểm soát được bệnh. Người bệnh cũng cần phải liên hệ bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp tình trạng phát ban, ngứa da, nổi mề đay, sưng mặt, nóng rát, ngứa, đóng vảy, bong tróc da, buồn nôn, nôn, chán ăn, yếu người...
Nên làm gì khi bị viêm xoang?
Bác sĩ khuyên mọi người khi có dấu hiệu chảy nước mũi, ngạt mũi, đau đầu, đau quanh hốc mắt, gò má... thì nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán đúng tình trạng viêm mũi và được hướng dẫn phương pháp can thiệp.
Thông qua việc thăm khám, các bác sĩ cũng dễ dàng chẩn đoán xem là viêm mũi dị ứng hay là viêm mũi xoang nhiễm khuẩn, bởi có nhiều người đang nhầm lẫn giữa 2 tình trạng này. Từ đó khiến việc điều trị không hiệu quả, lại còn khiến bệnh trầm trọng thêm.
Nên dùng thuốc, rửa mũi, xịt thuốc... theo kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.