Một tiêm kích bom Su-34 của không quân Nga khi đó bất ngờ lao qua cửa sổ căn hộ rồi phát nổ, tạo ra quả cầu lửa khổng lồ, khiến toàn bộ 7 thành viên gia đình Ischenko thiệt mạng.

Thảm kịch tối 17/10 khiến tổng cộng 15 người chết tại tòa chung cư 9 tầng ở thành phố Yeysk, miền nam nước Nga, trong đó có ba đứa trẻ nhà Ischenko.

một chiếc tiêm kích Su-34 gặp sự cố khi bay huấn luyện, do một động cơ bị bốc cháy lúc cất cánh từ căn cứ Quân khu miền Nam. Chiếc tiêm kích lao vào một , .

giay-phut-may-bay-su-34-nga-roi-xuong-chung-cu-1666050053.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Gu7mN9C92EbgY2AdY6C_xA
Giây phút máy bay Su-34 Nga rơi xuống chung cư

Chiếc Su-34 lao xuống chung cư tại Yeysk trong video công bố ngày 18/10. Video: VK.

Nhận được thông tin, Andrei Ischenko lập tức gọi điện tới nhà anh trai và chị dâu nhưng không ai bắt máy. Andrei lúc đó vẫn nuôi hy vọng ít nhất một đứa trẻ trong nhà sẽ sống sót.

"Khi đó tôi đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng nuôi nấng chúng nếu anh chị không qua khỏi. Nhưng mọi thứ thành ra thế này đây", anh kể.

Theo Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga, ngọn lửa lan rộng 5 tầng, bao phủ diện tích 2.000 m2 của tòa nhà có khoảng 600 cư dân. 40 chuyên gia tâm lý đã được điều động để hỗ trợ các gia đình.

Chưa đầy một tuần sau, một tiêm kích Su-30 ngày 23/10 gặp sự cố lao vào nhà dân ở thành phố Irkutsk, Siberia, khiến hai phi công thiệt mạng, nhưng không gây thương vong trên mặt đất. Sau sự việc, 150 ngôi nhà ở thành phố mất điện.

Hai vụ chiến đấu cơ đâm nhà dân liên tiếp đã làm dấy lên nỗi sợ hãi và lo lắng ở nước Nga, khi một số người cảm thấy như khói lửa chiến sự đang ngày càng cận kề với đất nước họ.

"Khi sự việc xảy ra, một số người nghĩ rằng chiến tranh đã ập tới cửa nhà, cho đến khi biết được là tai nạn máy bay", Alan Kachmazov, cư dân ở thành phố Yeysk, nhớ lại. "Người dân địa phương đã lo lắng về tần suất chiến đấu cơ hoạt động mỗi ngày tại thành phố từ trước khi tai nạn xảy ra".

-3609-1666776741.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vvL-11XhME_RS--rISNkiQ

Nhân viên cứu hộ đưa phần bánh tiêm kích bom Su-34 khỏi tòa nhà ở Yeysk, Nga, ngày 18/10. Ảnh: AFP.

Thành phố Yeysk nằm ở Vịnh Taganrog trên Biển Azov, đối diện Mariupol ở miền nam Ukraine, nơi hiện do lực lượng Nga kiểm soát. Căn cứ không quân Nga tại thành phố này là nơi xuất kích của nhiều máy bay quân sự Nga tham gia chiến sự tại Ukraine.

Tính chất nghiêm trọng của thảm kịch khiến một số người yêu cầu quân đội Nga đưa ra lời giải thích về tai nạn quân sự gây chết người nhiều nhất trên lãnh thổ Nga kể từ khi chiến sự Ukraine bùng phát.

"Khi tang thương đi qua, những người chịu trách nhiệm cho sự việc vẫn chưa bị truy cứu", Igor Korevev, người dân vùng Rostov, miền nam nước Nga, viết trên mạng xã hội.

"Tiêm kích thường xuyên quần thảo ngay trên các khu dân cư, như thể thao trường hay biển cả không đủ rộng để họ huấn luyện. Những bài học sẽ trở nên vô nghĩa đối với những người không chịu trách nhiệm", Korevev cho biết thêm.

Ủy ban Điều tra Nga đã mở cuộc điều tra hình sự về những vi phạm quy tắc bay có thể liên quan đến sự việc. Cơ quan này cũng điều động các chuyên gia hàng không để điều tra vụ tai nạn tiêm kích Su-30 hôm 23/10 ở Irkutsk, Siberia. Hồi đầu tuần, Ủy ban cho biết quá trình khám nghiệm hiện trường vẫn tiếp diễn.

nga-neu-gia-thuyet-vu-tiem-kich-su-30-lao-xuong-nha-dan-1666607651.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=kSp7bnZcS-GbSlRUOmEUPA
Nga nêu giả thuyết vụ tiêm kích Su-30 lao xuống nhà dân

Khoảnh khắc chiếc Su-30 Nga lao xuống nhà dân ở Irkutsk hôm 23/10. Video: Twitter/TpyxaNews.

Cư dân thành phố Irkutsk đã bày tỏ nỗi bất bình khi giới chức không đảm bảo được an toàn cho người dân từ hiểm họa rơi tiêm kích. Trước khi lao xuống theo phương gần như thẳng đứng vào nhà dân, chiếc Su-30 đã bay vòng trên bầu trời thành phố trong khoảng 20 phút.

Không quân Nga trước đó cho hay họ đã điều máy bay lên giám sát chiếc tiêm kích Su-30 đang lượn vòng và phát hiện phi công có dấu hiệu bất tỉnh, không thể làm gì để cứu máy bay.

"Một chiến đấu cơ không kiểm soát lượn vòng trên thành phố, tại sao không ai phát bất cứ cảnh báo nào đến người dân?", Artyom Valhala, sống tại Irkutsk, đặt câu hỏi.

-8324-1666784754.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9MuZas6f0p5y3EV4aQxfaQ

Đám cháy bùng lên sau khi tiêm kích Su-30 lao xuống nhà dân ở Irkutsk. Ảnh: TASS.

Các vụ rơi tiêm kích liên tiếp, cùng lệnh động viên quân dự bị, được coi là những lời nhắc nhở với nhiều người Nga về chiến sự ác liệt ở Ukraine, dù họ đã cố gắng duy trì cuộc sống như bình thường.

Ở thành phố gần Ukraine như Yeysk, người dân buộc phải học cách sống chung với hơi nóng chiến sự, khi tiêm kích không ngừng hoạt động trên bầu trời. "Ai trong thành phố cũng nhận ra rằng họ đã có thể là nạn nhân trong thảm kịch", Kachmazov nói.

Đức Trung (Theo Moscow Times)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022