Nằm trên tầng thượng của một lâu đài có từ thế kỷ 16 ở trung tâm Reggio Emilia, Via Mari 10 - được đặt theo tên và số đường - không phải là vườn nho bình thường như nhiều người lầm tưởng. Không chỉ có diện tích vô cùng nhỏ, khu vườn này sản xuất ra sản lượng rượu vang cũng rất khiêm tốn. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất của rượu Via Mari 10 là các du khách đều được khuyến cáo không nên uống. Lý do cho lời khuyến cáo này rất đơn giản, đó là vì giá cả không tưởng cho một chai rượu. Chủ khu vườn xem 29 chai rượu vang mà nhà vườn này sản xuất hàng năm như một tác phẩm nghệ thuật nên dùng để sưu tầm và chiêm ngưỡng hơn là nhấm nháp. Chính vì vậy mà giá của một chai rượu có thể lên đến khoảng 5.000 USD (khoảng 117,7 triệu đồng).

1-1663131512061601867799-1663135516454-1663135516589546607204-1663291627456-1663291629059695626730.png

Khu vườn nho nhỏ nhất thế giới nằm trên sân thượng của lâu đài

“Rượu vang của tôi là một hình thức thể hiện nghệ thuật, một sự khiêu khích triết học, một thứ để giữ trong phòng khách của bạn để bạn có thể trò chuyện về nó với bạn bè và kể cho họ nghe về người chủ điên rồ đã trồng vườn nho trên sân thượng", Tulio Masoni, chủ sở hữu của Via Mari 10, chia sẻ với báo chí. “Nếu bạn nhìn thấy một bánh xe đạp trong phòng khách thay vì cửa hàng sửa chữa, bạn sẽ nhận ra nó đẹp như thế nào. Vườn nho của tôi là như vậy: Bất ngờ; kích thích não bộ; khơi gợi những ý tưởng mới.”

Masoni đã lập thêm nhiều vườn nho đặc biệt khác sau khi bán vườn nho ở nông thôn mà ông được thừa kế từ cha mình. Vào thời điểm đó, ông nghĩ rằng việc vận hành một vườn nho sẽ không có nhiều ý nghĩa về tài chính, nhưng sau đó ông đã phải hối hận. Do vậy, ông quyết định bắt đầu mở một vườn nho thu nhỏ của riêng mình trên sân thượng của cung điện trung cổ mà ông sở hữu.

Nhiều nguồn tin địa phương cho biết những cây nho Sangiovese trong khu vườn đặc biệt Via Mari 10 được chăm bón bằng trứng, chuối, rong biển và phân chim sơn ca. Người chủ vườn, ông Tulio Masoni, còn khẳng định thêm tiếng ồn đô thị cũng là một lợi thế khác mà khu vườn có so với những cây nho vùng nông thôn.

“Chắc hẳn tôi là nhà sản xuất rượu duy nhất trên thế giới khuyến cáo khách đừng uống rượu”, Masoni nói. Ông cho biết thêm rằng mỗi chai rượu là một tác phẩm nghệ thuật được thiết kế để chiêm ngưỡng chữ không phải uống.

4-1663131512741290419144-1663135518808-16631355189301854411854-1663291631239-16632916314691551386224.png

Thành phẩm rượu nho với giá tiền đắt đỏ

Kể cả đối với những người sẵn sàng chi tiền mua các chai rượu này thì quá trình mua bán cũng không hề đơn giản. Khách hàng không thể mua được rượu Via Mari 10 tại các cửa hàng rượu thông thường hoặc kể cả tại chính sân vườn. Thay vào đó, chúng được phân phối thông qua Phòng trưng bày nghệ thuật Bonioni địa phương với mức giá 5.000 đô một chai. Dù mức giá này có vẻ quá cao cho một chai rượu, nhưng nếu khách hàng xem nó như tác phẩm nghệ thuật để sưu tầm thì mức giá này được xem là hợp lý.

3-16631315127351555054589-1663135520960-16631355211222073767793-1663291633534-16632916336541076438357.png

Một góc khu vườn đặc biệt của Masoni.

Theo trang Bonioni, luôn có sẵn 10 chai rượu Via Mari 10 với tuổi thọ từ vài chục năm đến mới nhất, kể cả khi năm nào sản phẩm cũng được cho là cháy hàng. Tuy nhiên, chủ vườn nho, ông Masoni, lại chia sẻ không hẳn tất cả đều được mua. Khá nhiều chai rượu trong số này được phòng trưng bày đem làm quà tặng cho các khách hàng thân thiết của họ.

2-1663131512713718719239-1663135523478-1663135523629219585703-1663291635922-16632916362691539714390.png

Dù năm nào cũng cháy hàng nhưng rượu của Via Mari 10 đôi khi được sử dụng làm quà biếu sang trọng thay vì bán ra thị trường đại trà.

Mức giá cao khiến nhiều người hiếu kỳ về mùi vị của loại rượu độc quyền này. Masoni miêu tả như sau: “ngay từ ngụm đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy bối rối, nhưng sau một vài giây, một thứ gì đó sẽ trở nên sinh động trong vòm miệng, khiến cho bạn dồi dào những ý tưởng mới”. Tuy nhiên, với mức giá đắt đỏ hiện tại của sản phẩm, có lẽ không phải ai cũng có cơ hội được trải nghiệm những gì mà Masoni miêu tả.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022