Tỷ phú Jensen Huang vừa thắng giải VinFuture 3 triệu USD

nvidia-mm-1733530912054-1733530913454805845393-1733533163339-1733533163711676387297.jpeg

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao giải thưởng Chính VinFuture 2024 cho ông Jensen Huang, CEO NVIDIA. Ảnh: MH/VFP

Tối qua (6/12), CEO NVIDIA Jensen Huang khiến nhiều người bất ngờ khi xuất hiện tại Lễ trao giải VinFuture 2024, giải thưởng do tỷ phú Phạm Nhật Vượng và phu nhân đồng sáng lập.

Bất ngờ hơn, ông Jensen Huang cùng với 4 nhà khoa học khác được vinh danh là chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2024, trị giá 3 triệu USD. Hạng mục giải thưởng này nhằm tôn vinh những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của Học sâu, mở ra một kỷ nguyên đột phá cho những đổi mới sáng tạo về công nghệ, nhờ đó máy móc có thể "học" từ lượng dữ liệu khổng lồ và đạt được độ chính xác đáng kinh ngạc trong các tác vụ như nhận diện hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và đưa ra quyết định.

Phát biểu khi lên nhận giải thưởng đặc biệt này, ông Jensen Huang chia sẻ: "Xin chào Việt Nam. Cảm ơn vì chào đón tôi trở lại và những lời tốt đẹp tôn vinh các thành tựu khoa học công nghệ.

Tôi rất vinh dự nhận giải thưởng chính VinFuture. Với sự có mặt những người bạn, những nhà khoa học lớn như GS Yoshua Bengio, Geoffrey Hinton và Yann LeCun. Đây là sự công nhận dành cho chúng tôi của Quỹ VinFuture về khả năng đột phá của AI trong mọi ngành nghề. Tôi vinh dự được nhận giải thưởng này, đại diện cho các đồng nghiệp tại NVIDIA, những người đã cống hiến cuộc đời sự nghiệp cho khoa học máy tính và các ngành nghề liên quan. Cảm ơn Quỹ VinFuture đã dành sự ghi nhận cho chúng tôi".

ty-phu-nvidia-1733530912053-1733530913530357446719-1733533205439-17335332055741489080468.jpg

CEO Nvidia mời người dân Hà Nội ăn món chân gà ngâm sả tắc, tối 5/12. Ảnh: GH

Trước đó, vào khoảng 7h sáng cùng ngày, CEO NVIDIA Jensen Huang có mặt tại Bát Đàn, một trong những con phố bán phở nổi tiếng tại Hà Nội.

Vào tối 5/12, CEO NVIDIA cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính uống bia, dạo phố cổ, sau khi dự lễ ký kết thành lập trung tâm R&D về AI tại Việt Nam. Ông chủ của hãng chip hàng nghìn tỷ USD được đánh giá là gần gũi, thân thiện, đồng thời sẵn sàng dừng lại để chụp ảnh, ký tặng cho người hâm mộ trên đường.

Ông Jensen Huang hiện sở hữu khối tài sản hơn 120 tỷ USD, giàu thứ 11 thế giới (theo Forbes). Ông đồng sáng lập NVIDIA vào năm 1993. Hiện nay, NVIDIA là nhà cung cấp lớn nhất những chip chuyên dụng phục vụ AI.

Kể từ khi AI tạo sinh bùng nổ vào năm 2022, nhu cầu về chip của NVIDIA tăng vọt, đưa công ty này vượt mức giá trị trên 3.500 tỷ USD và liên tục cạnh tranh ngôi vị hành tinhdoanh nghiệp giá trị nhất thế giới với Apple.

Tuổi thơ vất vả của tỷ phú Jensen Huang

nvidia-m-1733530912054-1733530913450746055848-1733533282715-17335332829732016497496.jpg

Tỷ phú Jensen Huang xuất hiện tại thảm đỏ Lễ trao giải VinFuture 2024. Ảnh: VFP

Ông Jensen Huang là CEO NVIDIA, hãng chip là "ngôi sao" của ngành bán dẫn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng vị doanh nhân này từng có tuổi thơ vất vả, phải đi làm bồi bàn và bị gia đình phản đối.

Ông sinh ra ở Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 1963 và lớn lên ở Mỹ. Năm 1973, cha mẹ ông gửi trước các con tới nhà người thân ở Mỹ, sau đó họ mới di cư sang. Ông có thể được coi là một trường hợp điển hình khởi nghiệp thành công của người nhập cư. Từ một nhân viên nhà hàng nhỏ, ông Jensen Huang đã trở thành người đứng đầu gã khổng lồ chip với giá trị thị trường lên tới 3.500 tỷ USD.

Theo hồ sơ của Đại học bang Oregon năm 2017, ông đã giành được thứ hạng cao trong giải thi đấu bóng bàn dành cho thanh thiếu niên toàn quốc khi còn học trung học ở Beaverton. Ngoài ra, ông còn có bằng thạc sĩ kỹ thuật điện của Đại học Stanford.

Jensen Huang đã gặp Lori Mills khi là sinh viên năm thứ nhất của Đại học bang Oregon. 5 năm sau đó họ kết hôn và có 2 con.

"Tôi từ khi còn nhỏ đã yêu thích máy tính, nhưng Đại học bang Oregon đã khiến tôi nhìn thấy điều kỳ diệu đằng sau máy tính!", ông chia sẻ.

Gần đây, tỷ phú Jensen Huang đã tiết lộ trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của sinh viên Đại học Đài Loan rằng ông tốt nghiệp đại học năm 1984 và gọi năm đó là năm thích hợp nhất để tốt nghiệp. Cùng năm đó, chiếc máy tính Mac đầu tiên ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới của máy tính cá nhân.

Sau khi tốt nghiệp Đại học bang Oregon, ông lần lượt làm việc tại các công ty chip LSI Logic và AMD.

Trước khi quyết định bắt đầu khởi nghiệp cùng với 2 người bạn, Jensen Huang đã làm việc bán thời gian tại một nhà hàng có tên là Danny's Restaurant. Ông từng chia sẻ rằng trải nghiệm này đã ảnh hưởng lớn đến quỹ đạo cuộc đời của ông. Việc làm bồi bàn trong nhà hàng đã giúp ông bớt nhút nhát hơn.

Trước khi trở thành nơi khai sinh ra Nvidia, Nhà hàng Danny's có ý nghĩa rất lớn đối với Jensen Huang. Ông từng nói rằng nếu không có kinh nghiệm làm bồi bàn trong nhà hàng này ông sẽ không trở thành người lãnh đạo như ngày nay.

Trải nghiệm này có ảnh hưởng rất lớn đến quỹ đạo cuộc đời của ông. Jensen Huang vốn là một chàng trai nhút nhát, nhưng việc nhận đơn đặt hàng bánh kếp đã dạy ông cách giao tiếp với người lạ và biết thỏa hiệp trong những tình huống căng thẳng ngoài tầm kiểm soát.

"Tôi là một học sinh giỏi, tôi luôn tập trung học và năng động. Nhưng tôi cũng rất hướng nội và rất nhút nhát. Trải nghiệm duy nhất khiến tôi thoát khỏi chính mình là làm bồi bàn tại nhà hàng Denny's. Mới chỉ nghĩ đến việc trò chuyện với mọi người, tôi đã cảm thấy sợ hãi", ông nhớ lại.

Một người dùng X đã bình luận kèm với ảnh chụp trang hồ sơ này: "Đây là trang tiểu sử gọn gàng và truyền cảm hứng nhất từng thấy".

Trong phần kinh nghiệm, công việc đầu tiên của ông Huang là làm người rửa bát đĩa, dọn bàn và phục vụ bàn (từ năm 1978 đến 1983) tại chuỗi nhà hàng Denny's. Công việc thứ hai là người sáng lập và CEO NVIDIA, từ năm 1993 đến nay.

Kể từ khi thành lập NVIDIA, trong hơn 30 năm qua, tỷ phú Jensen Huang thu hút sự chú ý mạnh mẽ khi doanh nghiệp của ông trở thành một trong những cái tên quan trọng nhất trên toàn cầu trong cơn sốt "đào coin", chơi game và AI tạo sinh. Các công ty trên thế giới hiện nay tranh giành nhau để mua được những bộ vi xử lý mạnh mẽ từ NVIDIA.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022