Những ngày gần đây, sự ra đi của tỷ phú Mỹ Thomas Lee ở tuổi 78 đã khiến cả thế giới bàng hoàng.
Cảnh sát thành phố New York nhận được cuộc gọi khẩn cấp vào khoảng 23h ngày 23/2, thời điểm tỷ phú Thomas Lee, 78 tuổi, được trợ lý phát hiện đã qua đời tại phòng tắm trong văn phòng làm việc ở Đại lộ 5 quận Manhattan. Đây là trụ sở công ty đầu tư của tỷ phú Lee.
Khối tài sản của ông Lee được định giá 2 tỷ USD. Ảnh: New York Times.
New York Post hôm 24/2 trích dẫn nguồn tin thực thi pháp luật giấu tên cho biết trợ lý đã đi tìm kiếm ông sau khi nhiều người không liên lạc được với vị tỷ phú.
Văn phòng giám định pháp y New York ngày 24/2 cho biết, nguyên nhân cái chết của tỷ phú Lee là một phát đạn do ông tự bắn vào đầu. Một khẩu súng lục ổ quay Smith & Weston của ông Lee cũng được cho là nằm gần đó.
Nhiều nguồn tin cho biết những nỗ lực cứu sống vị tỷ phú tại hiện trường đã không thành công và ông Lee được tuyên bố qua đời lúc 23h26.
Viện dẫn các nguồn tin từ Sở Cảnh sát thành phố New York, phóng viên Charles Gasparino của FOX cho biết cảnh sát đang xem xét khả năng ông Lee tự sát có "liên quan đến một số vấn đề về công việc kinh doanh". Các nguồn tin cho biết ông Lee không để lại bức thư nào.
Tỷ phú Thomas Lee trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2019. Ảnh: Bloomberg.
Từng là cựu sinh viên Harvard trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngân hàng, ông Thomas Lee đã thành lập Quỹ đầu tư Thomas H. Lee Partners cách đây gần nửa thế kỷ, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh LBO (Leveraged Buyout - hình thức thực hiện M&A với đòn bẩy tài chính cao) với mục tiêu nhắm đến các công ty cỡ trung bình có tiềm năng tăng trưởng.
Quỹ được biết đến trong những năm đầu thành lập với việc mua lại các công ty như Sterling Jewelers, nhưng trở nên nổi tiếng từ sau khi thành công mua lại hãng nước giải khát Snapple từ những người sáng lập vào năm 1992 với giá 28 triệu USD. Doanh số bán hàng của thương hiệu sau đó tăng vọt trong hai năm ông Thomas Lee nắm quyền kiểm soát. Sau này, ông Lee đã bán lại Snapple cho Quaker Oats với giá 1,7 tỷ USD vào năm 1994, "bỏ túi" 927 triệu USD lợi nhuận.
Trong những năm sau đó, Quỹ Thomas H. Lee Partners đã tham gia vào các thỏa thuận mua lại Experian, Dunkin' Brands, Warner Music Group và Houghton Mifflin, trước khi ông Thomas Lee từ chức vào năm 2006 và thành lập một liên doanh mới tương tự có tên Lee Equity Partners.
Không giống như một số "ông lớn" LBO khét tiếng, ông Thomas Lee thường tập trung vào giá trị tăng trưởng nhiều hơn là mục tiêu cắt giảm chi phí. Trong một hồ sơ năm 1997, tạp chí Forbes đã trích dẫn một triết lý kinh doanh của ông Thomas Lee như sau: "Bạn nên trả giá cao cho một công ty tuyệt vời thay vì sở hữu một công ty tầm thường với mức giá hời."
Ông Lee đã "chịu trách nhiệm đầu tư số vốn hơn 15 tỷ USD vào hàng trăm giao dịch" trong hơn bốn thập kỷ, theo tiểu sử của ông trên website của Lee Equity Partners - một công ty do ông thành lập.
Ông từng được coi là "sự ghen tị của Phố Wall" trong những năm 1980 và 1990, theo hồ sơ của Tạp chí Boston về người vợ đầu tiên của ông vào năm 2015.
Ông thường mua và phát triển các công ty tầm trung, sau đó bán lại để kiếm lợi nhuận khổng lồ. Các giao dịch béo bở của ông Lee bao gồm việc mua Snapple vào năm 1992 và sau đó bán lại nó cho Quaker Oats hai năm sau đó với giá gấp 32 lần.
Sau đó, ông Lee là Chủ tịch hội đồng quản trị của Lee Equity, một công ty đầu tư thành lập năm 2006 do chính ông sáng lập. Giá trị tài sản của tỷ phú Lee khoảng 2 tỷ USD, theo Forbes.
Ông cũng từng là Chủ tịch và giám đốc điều hành của Thomas H. Lee Partners, do ông thành lập vào năm 1974, Reuters dẫn tiểu sử về ông.
Theo CNN, ông Lee là một trong những người đi đầu trong việc sử dụng phương pháp thu mua bằng đòn bẩy, hay LBO.
Trong các giao dịch LBO, người mua sẽ vay tiền để mua lại, thường sử dụng doanh thu trong tương lai của công ty đó để thanh toán khoản vay. Mục tiêu thường là bán công ty trong một khoảng thời gian tương đối ngắn với giá cao hơn.
Bên cạnh thành công trong kinh doanh, ông Thomas Lee cũng được biết đến như một nhà sưu tâm nghệ thuật và từ thiện hảo tâm. Ông từng phục vụ trong hội đồng quản trị của nhiều tổ chức xã hội, bao gồm Trung tâm Lincoln, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Đại học Brandeis, Đại học Harvard và Bảo tàng Di sản Do Thái.
Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của ông trong những năm gần đây đã mờ nhạt dần trong ngành mà ông từng đi tiên phong. Vị tỷ phú gặp khó khăn trong phương pháp huy động tiền ông từng quen thuộc, theo một hồ sơ công khai.
Trước sự ra đi đột ngột của tỷ phú Mỹ, nhiều nguồn tin cho biết những nỗ lực cứu sống vị tỷ phú tại hiện trường đã không thành công và ông Lee được tuyên bố qua đời lúc 23h26.
Viện dẫn các nguồn tin từ Sở Cảnh sát thành phố New York, phóng viên Charles Gasparino của FOX cho biết cảnh sát đang xem xét khả năng ông Lee tự sát có "liên quan đến một số vấn đề về công việc kinh doanh". Các nguồn tin cho biết ông Lee không để lại bức thư nào.
"Gia đình đau buồn tột độ trước cái chết của Tom", ông Michael Sitrick, một người bạn và là người phát ngôn của gia đình, chia sẻ hôm 23/2. "Trái tim chúng tôi tan vỡ. Chúng tôi mong nhận được sự tôn trọng về quyền riêng tư trong thời gian tang lễ đau buồn này", gia đình tỷ phú Lee chia sẻ.
Một hàng xóm của ông Lee tại tòa nhà chung cư Lee's Sutton Place ở Manhattan hôm 24/2 cho biết ông "bị sốc" trước cái chết của nhà đầu tư này. "Tôi đã liên lạc với ông ấy vào hôm 22/2 - không có dấu hiệu bất hòa vì điều gì đó. Tôi đã biết ông ấy trong 20-23 năm", vị này cho biết.
"Tôi cũng bị sốc như bất kỳ ai. Ông ấy là một người phi thường, thành đạt, có một gia đình hạnh phúc", người này cho biết. Ông đồng thời cho biết tỷ phú Lee rất tích cực, thân thiện và là người đàn ông tốt.
Nhịn Ăn Sáng Có Giảm Cân Không