s-96E4AF20271860495AF8ADB8A318C1-1670815219.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wCk3cpJgx9hgdo5CbHbRBQ

Ngày 1/1, người Mỹ hân hoan ôm nhau đón năm mới tại Quảng trường Thời đại ở New York. Niềm hy vọng ngập tràn tại quảng trường chật kín người tham gia sự kiện đón năm mới, bởi một năm trước, nơi đây vắng bóng người vì các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19.

Tới thời điểm đó, nhiều loại vaccine đã được cấp phép sử dụng trên khắp thế giới, hàng triệu liều được tiêm mỗi ngày, giúp nhân loại dần đẩy lùi đại dịch.

Ngày 1/1, người Mỹ hân hoan ôm nhau đón năm mới tại Quảng trường Thời đại ở New York. Niềm hy vọng ngập tràn tại quảng trường chật kín người tham gia sự kiện đón năm mới, bởi một năm trước, nơi đây vắng bóng người vì các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19.

Tới thời điểm đó, nhiều loại vaccine đã được cấp phép sử dụng trên khắp thế giới, hàng triệu liều được tiêm mỗi ngày, giúp nhân loại dần đẩy lùi đại dịch.

s-28C59E7813E096127388AAA0F13FB4-1670815304.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8_3t_CXp0aF6usgL2Zi7rg

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron qua chiếc bàn dài tại Điện Kremlin, Moskva ngày 7/2. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với nỗi bất an, khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang. Nga khi đó đã tập trung hơn 100.000 quân cùng nhiều khí tài hạng nặng sát biên giới Ukraine.

Ông Macron hy vọng nỗ lực ngoại giao của mình sẽ giúp giảm leo thang căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron qua chiếc bàn dài tại Điện Kremlin, Moskva ngày 7/2. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với nỗi bất an, khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang. Nga khi đó đã tập trung hơn 100.000 quân cùng nhiều khí tài hạng nặng sát biên giới Ukraine.

Ông Macron hy vọng nỗ lực ngoại giao của mình sẽ giúp giảm leo thang căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

s-7150AFA656BBA9EB31E389028EB484-1-1670815307.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=AzKWY79cUMUFdFsLFUtj0g

Tuy nhiên, nỗ lực của ông Macron không thành công, khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2. Xung đột Ukraine trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu, với hàng triệu người chạy khỏi đất nước khi chiến sự leo thang. Những cảnh tượng đau lòng, trong đó có vụ đánh bom bệnh viện phụ sản ở Mariupol, đông nam Ukraine, được phóng viên ảnh ghi lại.

Trong bức ảnh này, các nhân viên cứu hộ cáng một thai phụ bị thương trong vụ đánh bom bệnh viện phụ sản ở Mariupol ngày 9/3. Người phụ nữ và đứa con trong bụng sau đó qua đời. Nhân viên y tế không kịp hỏi tên tuổi cô trước khi chồng và bố cô tới nhận thi thể.

Tuy nhiên, nỗ lực của ông Macron không thành công, khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2. Xung đột Ukraine trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu, với hàng triệu người chạy khỏi đất nước khi chiến sự leo thang. Những cảnh tượng đau lòng, trong đó có vụ đánh bom bệnh viện phụ sản ở Mariupol, đông nam Ukraine, được phóng viên ảnh ghi lại.

Trong bức ảnh này, các nhân viên cứu hộ cáng một thai phụ bị thương trong vụ đánh bom bệnh viện phụ sản ở Mariupol ngày 9/3. Người phụ nữ và đứa con trong bụng sau đó qua đời. Nhân viên y tế không kịp hỏi tên tuổi cô trước khi chồng và bố cô tới nhận thi thể.

s-1493A3BC6B0E87A96FFA918DFD1B0D-1670815312.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vvAaj2-suCenRoZVkpDp4g

Sergey Andreev, đại sứ Nga tại Ba Lan, bị người biểu tình tạt sơn đỏ khi tới đặt vòng hoa ở nghĩa trang liệt sĩ Liên Xô tại Warsaw, ngày 9/5.

Chiến sự Ukraine đã khiến căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang ở mức chưa từng thấy. Mỹ và các đồng minh NATO áp loạt biện pháp trừng phạt Nga, tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, tìm các biện pháp nhằm cô lập Nga và giảm nguồn thu từ dầu mỏ của nước này.

Đáp lại, Nga tăng cường quan hệ với các nước ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, đồng thời tuyên bố sẽ không ngừng chiến dịch quân sự tại Ukraine cho đến khi đạt được mục tiêu. Sau hơn 9 tháng giao tranh, chiến sự đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Sergey Andreev, đại sứ Nga tại Ba Lan, bị người biểu tình tạt sơn đỏ khi tới đặt vòng hoa ở nghĩa trang liệt sĩ Liên Xô tại Warsaw, ngày 9/5.

Chiến sự Ukraine đã khiến căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang ở mức chưa từng thấy. Mỹ và các đồng minh NATO áp loạt biện pháp trừng phạt Nga, tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, tìm các biện pháp nhằm cô lập Nga và giảm nguồn thu từ dầu mỏ của nước này.

Đáp lại, Nga tăng cường quan hệ với các nước ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, đồng thời tuyên bố sẽ không ngừng chiến dịch quân sự tại Ukraine cho đến khi đạt được mục tiêu. Sau hơn 9 tháng giao tranh, chiến sự đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

s-1493A3BC6B0E87A96FFA918DFD1B0D-2-1670815322.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MSsDynSeARaviEmJpWGt2A

Kim Anatra bế con gái Sienna, 5 tháng tuổi, dồn sữa bột ở hộp cũ sang hộp sữa cuối cùng ở Houston, Texas, Mỹ, ngày 19/5.

Chiến sự Ukraine, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do Covid-19 và nhiều lô hàng sữa bột trẻ em bị thu hồi do nhiễm khuẩn đã khiến các hộ gia đình ở Mỹ đối mặt tình trạng khan hiếm sữa bột suốt nhiều tháng.

Để ứng phó, ngoài yêu cầu các công ty nội địa đẩy mạnh sản xuất, Nhà Trắng đã mở chiến dịch Không vận sữa bột, sử dụng vận tải cơ quân sự để đưa sữa bột từ nước ngoài tới Mỹ.

Kim Anatra bế con gái Sienna, 5 tháng tuổi, dồn sữa bột ở hộp cũ sang hộp sữa cuối cùng ở Houston, Texas, Mỹ, ngày 19/5.

Chiến sự Ukraine, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do Covid-19 và nhiều lô hàng sữa bột trẻ em bị thu hồi do nhiễm khuẩn đã khiến các hộ gia đình ở Mỹ đối mặt tình trạng khan hiếm sữa bột suốt nhiều tháng.

Để ứng phó, ngoài yêu cầu các công ty nội địa đẩy mạnh sản xuất, Nhà Trắng đã mở chiến dịch Không vận sữa bột, sử dụng vận tải cơ quân sự để đưa sữa bột từ nước ngoài tới Mỹ.

s-B8F128DC58C9F7913453B30ADC5FA9-1670815326.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IdyuJWr6l_ruc7R9YaRLMQ

Nữ hoàng Anh Elizabethh II và con cháu xem màn trình diễn của lực lượng không quân trong Đại lễ Bạch kim, kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng ngày 2/6.

Bà là người có thời gian trị vì lâu nhất so với bất kỳ quốc vương nào của nước Anh. Ít tháng sau Đại lễ Bạch Kim, Nữ hoàng Elizabeth II qua đời ngày 8/9, thọ 96 tuổi.

Nữ hoàng Anh Elizabethh II và con cháu xem màn trình diễn của lực lượng không quân trong Đại lễ Bạch kim, kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng ngày 2/6.

Bà là người có thời gian trị vì lâu nhất so với bất kỳ quốc vương nào của nước Anh. Ít tháng sau Đại lễ Bạch Kim, Nữ hoàng Elizabeth II qua đời ngày 8/9, thọ 96 tuổi.

s-28FC641ACB5A264D525869C8E9D8A1-1670815337.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KmpNpD24pF0vOnaUd-4qLQ

Các trợ lý nỗ lực hồi sức tim phổi cho cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sau khi ông bị ám sát trong lúc đang phát biểu tại thành phố Nara ngày 8/7.

Vụ ám sát gây sốc cho cả nước Nhật và thế giới, bởi Nhật Bản là quốc gia hiếm khi xảy ra các vụ bạo lực súng đạn. Nghi phạm Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, tuyên bố ám sát ông Abe vì cho rằng ông liên quan tới tổ chức tôn giáo mà mẹ mình tham gia và bị họ làm cho khánh kiệt.

Ông Abe, 67 tuổi, là thủ tướng có thời gian cầm quyền lâu nhất Nhật Bản, trước khi từ chức năm 2020 vì lý do sức khỏe.

Các trợ lý nỗ lực hồi sức tim phổi cho cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sau khi ông bị ám sát trong lúc đang phát biểu tại thành phố Nara ngày 8/7.

Vụ ám sát gây sốc cho cả nước Nhật và thế giới, bởi Nhật Bản là quốc gia hiếm khi xảy ra các vụ bạo lực súng đạn. Nghi phạm Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, tuyên bố ám sát ông Abe vì cho rằng ông liên quan tới tổ chức tôn giáo mà mẹ mình tham gia và bị họ làm cho khánh kiệt.

Ông Abe, 67 tuổi, là thủ tướng có thời gian cầm quyền lâu nhất Nhật Bản, trước khi từ chức năm 2020 vì lý do sức khỏe.

s-28FC641ACB5A264D525869C8E9D8A1-1-1670815340.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KQK1wp8FI8aVlsh0t1ApZg

Người biểu tình Sri Lanka tràn vào dinh Tổng thống ở thủ đô Colombo, đòi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức ngày 11/7. Ông Rajapaksa sau đó rời đất nước giữa làn sóng biểu tình và gửi thư từ chức qua email.

Trong thời gian cầm quyền của ông Rajapaksa, Sri Lanka trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, nhân đạo tồi tệ, với hàng triệu người không mua nổi thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu.

Người biểu tình Sri Lanka tràn vào dinh Tổng thống ở thủ đô Colombo, đòi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức ngày 11/7. Ông Rajapaksa sau đó rời đất nước giữa làn sóng biểu tình và gửi thư từ chức qua email.

Trong thời gian cầm quyền của ông Rajapaksa, Sri Lanka trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, nhân đạo tồi tệ, với hàng triệu người không mua nổi thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu.

s-3FFEFDBB4522A52DB757C3F60FA17D-1670815343.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pWwqqEAKX-6-t-6T7h_vOA

Người dân ngồi trong lòng sông khô cạn ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 2/9.

Không chỉ chứng kiến nhiều bất ổn về chính trị, thế giới năm 2022 còn trải qua nhiều thiên tai, với các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra liên tiếp.

Vào tháng 8, Trung Quốc lần đầu ban cảnh báo hạn hán toàn quốc sau 9 năm. Chính quyền tuyên bố đất nước trải qua đợt nắng nóng dài nhất, khắc nghiệt nhất trong vòng 60 năm qua.

Người dân ngồi trong lòng sông khô cạn ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 2/9.

Không chỉ chứng kiến nhiều bất ổn về chính trị, thế giới năm 2022 còn trải qua nhiều thiên tai, với các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra liên tiếp.

Vào tháng 8, Trung Quốc lần đầu ban cảnh báo hạn hán toàn quốc sau 9 năm. Chính quyền tuyên bố đất nước trải qua đợt nắng nóng dài nhất, khắc nghiệt nhất trong vòng 60 năm qua.

s-3FFEFDBB4522A52DB757C3F60FA17D-1-1670815346.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qnCqh5NHPu-ql5bqS5YloA

Người lái xuồng sử dụng đường dây điện làm cột mốc định hướng ở Dadu, Pakistan, ngày 13/9. Họ đang giúp đỡ người bị lũ lụt ảnh hưởng, cứu gia súc và đồ đạc chưa bị cuốn trôi.

Lũ lụt nghiêm trọng khiến hàng trăm người chết ở Pakistan từ giữa tháng 6. Đến cuối tháng 8, hơn một phần ba đất nước chìm trong lũ lụt, theo ảnh vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Người lái xuồng sử dụng đường dây điện làm cột mốc định hướng ở Dadu, Pakistan, ngày 13/9. Họ đang giúp đỡ người bị lũ lụt ảnh hưởng, cứu gia súc và đồ đạc chưa bị cuốn trôi.

Lũ lụt nghiêm trọng khiến hàng trăm người chết ở Pakistan từ giữa tháng 6. Đến cuối tháng 8, hơn một phần ba đất nước chìm trong lũ lụt, theo ảnh vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

s-3FFEFDBB4522A52DB757C3F60FA17D-3-1670815350.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=rmpNjdQqwFVhvRQvQg8SXg

Nasibe Samsaei, một phụ nữ Iran sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, cắt tóc khi đang cùng những người khác biểu tình ngoài lãnh sự quán Iran ở Istanbul ngày 21/9.

Phong trào biểu tình xuất hiện nhiều nơi ở Iran và nước ngoài sau khi Mahasa Amini, cô gái 22 tuổi thiệt mạng sau khi bị cảnh sát đạo đức Tehran bắt với cáo buộc "mặc trang phục để lộ quá nhiều tóc".

Nasibe Samsaei, một phụ nữ Iran sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, cắt tóc khi đang cùng những người khác biểu tình ngoài lãnh sự quán Iran ở Istanbul ngày 21/9.

Phong trào biểu tình xuất hiện nhiều nơi ở Iran và nước ngoài sau khi Mahasa Amini, cô gái 22 tuổi thiệt mạng sau khi bị cảnh sát đạo đức Tehran bắt với cáo buộc "mặc trang phục để lộ quá nhiều tóc".

s-2A2E9AD9EF87DD1A503DCE6E08B19D-1670815353.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FMHssEI1ym6um_Xj2I1jAA

Nhân viên cứu hộ bê quan tài bên ngoài một bệnh viện sau vụ thảm sát ở nhà trẻ vùng đông bắc, Thái Lan, ngày 7/10.

Vụ thảm sát gây rúng động dư luận Thái Lan, khi 36 nạn nhân, trong đó có 20 em bé, bị tước đoạt mạng sống bởi một cựu cảnh sát từng sử dụng ma túy.

Nhân viên cứu hộ bê quan tài bên ngoài một bệnh viện sau vụ thảm sát ở nhà trẻ vùng đông bắc, Thái Lan, ngày 7/10.

Vụ thảm sát gây rúng động dư luận Thái Lan, khi 36 nạn nhân, trong đó có 20 em bé, bị tước đoạt mạng sống bởi một cựu cảnh sát từng sử dụng ma túy.

s-2A2E9AD9EF87DD1A503DCE6E08B19D-1-1670815356.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wIZGlikmc3wOJz8zp-tMTw

Khói bốc lên từ toa tàu bốc cháy trên cầu đường sắt dài gần 20 km nối liền hai bờ eo biển Kerch, giữa vùng Krasnodar của Nga và bán đảo Crimea, ngày 8/10. Bên dưới, hai nhịp cầu đường bộ chạy song song bị sập sau một vụ nổ lớn.

Vụ nổ làm hư hại cây cầu duy nhất nối Nga với Crimea. Sau khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2, Nga sử dụng cầu này để vận chuyển khí tài, vật tư quân sự vào các khu vực phía nam nước láng giềng.

Nga cáo buộc Ukraine gây ra vụ nổ và tiến hành loạt vụ tập kích đáp trả nhắm vào hệ thống hạ tầng năng lượng trọng yếu, khiến hàng triệu người Ukraine phải sống trong cảnh tối tăm, lạnh lẽo khi mùa đông tới.

Khói bốc lên từ toa tàu bốc cháy trên cầu đường sắt dài gần 20 km nối liền hai bờ eo biển Kerch, giữa vùng Krasnodar của Nga và bán đảo Crimea, ngày 8/10. Bên dưới, hai nhịp cầu đường bộ chạy song song bị sập sau một vụ nổ lớn.

Vụ nổ làm hư hại cây cầu duy nhất nối Nga với Crimea. Sau khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2, Nga sử dụng cầu này để vận chuyển khí tài, vật tư quân sự vào các khu vực phía nam nước láng giềng.

Nga cáo buộc Ukraine gây ra vụ nổ và tiến hành loạt vụ tập kích đáp trả nhắm vào hệ thống hạ tầng năng lượng trọng yếu, khiến hàng triệu người Ukraine phải sống trong cảnh tối tăm, lạnh lẽo khi mùa đông tới.

2022-11-20T000000Z-1729957826-MT1NURPHO0003D675N-RTRMADP-3-SOCCER-WORLDCUP-QAT-ECU-REPORT-JPG_1669044634-1670832563.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=6D-7rvZP7ceVBfotwe9vjQ

Trong những ngày cuối năm, thế giới tạm quên đi những đau thương, mất mát do chiến tranh, thiên tai, để hòa mình vào bầu không khí sôi động của World Cup 2022 diễn ra tại Qatar.

Trong ảnh, các cổ động viên Qatar sờ vào quả bóng trong trận nước chủ nhà gặp Ecuador tại bảng A World Cup 2022.

Trong những ngày cuối năm, thế giới tạm quên đi những đau thương, mất mát do chiến tranh, thiên tai, để hòa mình vào bầu không khí sôi động của World Cup 2022 diễn ra tại Qatar.

Trong ảnh, các cổ động viên Qatar sờ vào quả bóng trong trận nước chủ nhà gặp Ecuador tại bảng A World Cup 2022.

Ảnh: Reuters/AFP/AP

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022