Cô gái bị hai kẻ đi xe máy ném axit vào mặt khi đang trên đường tới trường ở New Delhi tuần trước. Cảnh sát đã bắt ba nghi phạm, trong đó có một nam thanh niên chưa đầy 18 tuổi, người đã mua axit trên mạng để thực hiện vụ tấn công.

Các điều tra viên cho rằng đây là vụ tấn công trả thù, do nghi phạm này từng là bạn trai của nạn nhân, nhưng hai người gần đây có một số xích mích.

Video được camera giám sát ghi lại về vụ tấn công được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và gây phẫn nộ khắp Ấn Độ, dẫn tới chiến dịch yêu cầu chính quyền siết quy định bán axit trực tuyến. Theo dữ liệu Cục Hồ sơ tội phạm quốc gia, từ năm 2017 tới 2021, Ấn Độ ghi nhận hơn 1.000 vụ tấn công bằng axit.

an-do-phan-no-voi-vu-tat-axit-nu-sinh-17-tuoi-1671618513.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=QICJZ4OVxqDeJGRtTQmgYA
Ấn Độ phẫn nộ với vụ tạt axit nữ sinh 17 tuổi

Nữ sinh bị tạt axit trên đường đi học ngày 14/12. Video: The Tribune

Năm 2013, tòa án cấp cao Ấn Độ yêu cầu người mua axit phải trình giấy tờ tùy thân và phải có lý do mua hàng hợp lệ. Người bán có trách nhiệm lưu tất cả hồ sơ bán hàng.

Laxmil Agarwal, cô gái người Delhi bị bỏng nặng sau vụ tạt axit năm 2005 khi mới 15 tuổi, đã nỗ lực vận động để Ấn Độ siết chặt quy định về tội danh tấn công bằng axit.

Sau vụ tấn công nhắm vào nữ sinh 17 tuổi tuần trước, Agarwal bắt đầu chiến dịch mới, đề xuất cấm bán axit hoàn toàn. Trong hai ngày, hơn 10.000 người đã ký vào bản kiến nghị của Agarwal.

"Tôi run người mỗi lần nghĩ đến bất kỳ cô gái nào ở Ấn Độ cũng có nguy cơ bị tạt axit", Agarwal viết trên mạng xã hội.

58d4f520-89f6-11ea-804e-137f71-6254-6130-1671615603.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=B_rqUArbkltRoV7VC6oQ-w

Laxmil Agarwal, cô gái bị tạt axit năm 2005, khi mới 15 tuổi. Ảnh: India Times

"Axit có thể thay đổi cuộc đời của một người vĩnh viễn. Axit dẫn tới biến dạng gương mặt suốt đời, gây tàn tật. Mặt hàng có giá 20 rupee (0,24 USD) này có thể tước đi 20 năm cuộc đời của một người và hơn 30.000 USD phí điều trị", Shaheen Malik, một người sống sót sau vụ tạt axit và hiện là nhà hoạt động vì quyền phụ nữ, nói.

Quỹ của Malik giúp đỡ về mặt pháp lý và y tế cho các nạn nhân bị tạt axit. Năm 2020, cô đã đệ đơn lên tòa án cấp cao Delhi, yêu cầu cấm bán axit, nhưng kiến nghị đang chờ xử lý do thiếu khung pháp lý.

"Tôi mất 60% thị lực một mắt, trải qua 25 cuộc phẫu thuật, vậy mà sau 13 năm, chẳng có gì thay đổi", cô nói.

Thế giới ghi nhận hơn 1.500 vụ tấn công axit mỗi năm. Ở Ấn Độ, 80% số vụ tấn công bằng axit nhắm vào phụ nữ.

"Một vấn đề đáng lo ngại là nghi phạm có thể dễ dàng mua axit qua mạng và tấn công một cô gái 17 tuổi", Malik nói.

Hồng Hạnh (Theo Guardian)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022