Thức uống hạ đường huyết mà người Nhật cực thích
Giấm táo (ACV) là một loại "thuốc bổ sức khỏe" phổ biến trong nhiều thế kỷ qua. Nó được làm từ táo lên men và chứa axit axetic, mang lại vị chua và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Axit axetic trong giấm táo còn được gọi là axit ethanoic, nó là một hợp chất hữu cơ có vị chua và mùi mạnh. Thuật ngữ axetic bắt nguồn từ axetum, từ tiếng Latinh có nghĩa là giấm.
Thức uống này từ lâu đã trở thành "bí mật sống thọ" của người Nhật Bản. Vào buổi sáng, người Nhật rất thích uống giấm táo pha loãng để thanh lọc cơ thể, giảm cân và đặc biệt là ổn định đường huyết. Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm táo có thể cải thiện chức năng insulin và giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Nhiều người Nhật rất thích nước giấm táo pha loãng.
Ngoài ra, giấm táo cũng chứa nhiều lợi khuẩn. Nó có tác động tích cực đến sức khỏe đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn xấu và góp phần thúc đẩy sự hoạt động của vi khuẩn tốt.
Mặc dù giấm táo đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng chúng ta không nên lạm dụng mà điều quan trọng nên nắm rõ các tác dụng phụ để kịp thời phòng ngừa.
5 tác dụng phụ của giấm táo mà ít người biết đến
1. Có thể đem lại tác hại cho đường tiêu hóa
Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của giấm táo là các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy và khó tiêu. Điều này là do axit axetic có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, đặc biệt nếu bạn tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc hoặc khi bụng đói.
Giải pháp: Để tránh những tác dụng phụ này, tốt nhất bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ giấm táo và tăng dần theo thời gian. Lượng giấm táo được sử dụng để giảm cân là 1-2 muỗng canh (15-30ml) mỗi ngày, pha với nước. Tốt nhất bạn nên chia nhỏ thành 2–3 lần dùng trong ngày, và có thể uống trước bữa ăn là tốt nhất.
2. Làm mòn men răng
Giấm táo có tính axit cao và theo thời gian, loại axit này có thể ăn mòn men răng của bạn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm hơn, đổi màu và thậm chí là sâu răng.
Giải pháp: Để giảm thiểu nguy cơ xói mòn men răng, tốt nhất bạn nên pha loãng giấm táo với nước trước khi uống và súc miệng bằng nước sau khi uống.
3. Ảnh hưởng đến mức kali
Theo Onlymyhealth, giấm táo đã được chứng minh là làm giảm nồng độ kali trong máu. Điều này là do axit axetic trong giấm táo có thể làm tăng lượng kali bài tiết qua nước tiểu. Mặc dù đây thường không phải là vấn đề đối với những người khỏe mạnh, nhưng nó có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh thận hoặc những người dùng thuốc ảnh hưởng đến mức kali.
Giải pháp: Người mắc bệnh thận, hoặc đang dùng thuốc nên hỏi bác sĩ trước khi uống giấm táo.
4. Làm giảm tác dụng của thuốc
Giấm táo có thể tương tác với một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng và insulin. Điều này là do giấm táo có thể làm giảm huyết áp, tăng lượng nước tiểu và ảnh hưởng đến độ nhạy insulin.
Giải pháp: Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng giấm táo như một loại thuốc bổ cho sức khỏe.
5. Kích ứng da
Giấm táo cũng có thể gây kích ứng da, đặc biệt nếu bôi trực tiếp lên da. Điều này là do axit axetic trong giấm táo có thể quá mạnh đối với một số loại da.
Giải pháp: Để tránh kích ứng da, tốt nhất bạn nên pha loãng giấm táo với nước trước khi thoa lên da và thử trên một vùng da nhỏ trước.
Mặc dù giấm táo có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được các tác dụng phụ tiềm ẩn của chúng. Điều đó giúp giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ, tốt nhất bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ giấm táo và tăng dần lượng tiêu thụ theo thời gian.
Điều quan trọng nữa là pha loãng giấm táo với nước trước khi uống và nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào. Với việc sử dụng đúng cách, giấm táo có thể là một loại thuốc bổ sức khỏe an toàn và hiệu quả.