Nước biển dâng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn thế giới vào năm 2050, gấp ba lần so với những dự đoán trước đó. Đây là nhận định được đưa ra dựa trên một nghiên cứu mới nhất của Trung tâm Khí hậu tại New Jersey, được công bố trên tờ Nature Communications. Ước tính, nước biển dâng sẽ “xóa sổ” một vài thành phố ven biển trên toàn thế giới.

Tác giả của nghiên cứu trên đã phát triển một phương pháp chính xác để tính toán độ cao của mặt đất dựa trên ảnh chụp vệ tinh. Kết quả đo đạc và tính toán đã chỉ ra rằng những con số dự báo trước đây được đưa ra lạc quan hơn nhiều so với thực tế. Nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng, khoảng 150 triệu người trên khắp hành tinh đang sinh sống tại những khu vực khả năng sẽ bị nhấn chìm khi thủy triều dâng vào năm 2050.

photo-1-15724442889121137584576-1572444387783644991016-1572455039410-15724550409821319675424.png

Các khu vực màu xanh chỉ tình trạng ngập lụt tại miền nam Việt Nam vào năm 2050 theo dự báo cũ và dự báo mới.

Toàn bộ miền nam Việt Nam có thể sẽ biến mất.

Bản đồ đầu tiên đưa ra những dự báo về các khu vực bị nhấn chìm vào năm 2050. Tuy nhiên, dựa trên bản đồ thứ hai, tất cả khu vực nam bộ khả năng cao sẽ bị chìm trong giai đoạn triều cường.

Hơn 20 triệu người tại Việt Nam, khoảng 1/4 dân số, sẽ chịu ảnh hưởng của tình trạng ngập lụt, nước biển dâng.

Phần lớn diện tích Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước, sẽ biến mất, theo nghiên cứu của Trung tâm Khí hậu được công bố trên tờ Nature Communications. Phỏng đoán trên không tính tới sự gia tăng dân số và mất đất do sạt lở vùng ven biển.

photo-1-15724442934351657537233-1572444407610446912338-1572455044128-15724550441281258991828.png

Thái Lan và vùng đô thị Bangkok.

Những phương pháp đo đạc độ cao nền cơ bản sử dụng ảnh vệ tinh có nhược điểm trong việc phân biệt độ cao cơ bản thật sự, ông Scott A. Kulp, một nhà nghiên cứu tại Trung Tâm Khí hậu, đồng thời là một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết. Scott cùng với Benjamin Strauss, giám đốc điều hành của trung tâm, đã sử dụng trí thông minh nhân tạo để đo đạc lại và chỉnh sửa sai số.

Tại Thái Lan, hơn 10% dân cư đô thị hiện đang cư ngụ tại các vùng đất có nguy cơ cao bị ngập vào năm 2050, so với con số dự báo 1% của các nghiên cứu trước đó. Thủ đô chính trị và kinh tế của Thái Lan, Bangkok, là một ví dụ điển hình về những nguy cơ bị ngập vào năm 2050.

Biến đổi khí hậu sẽ gây áp lực cho các thành phố lớn theo nhiều cách, Loretta Hieber Girardet, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giảm thiểu nguy cơ thảm họa của Liên Hiệp Quốc tại Bangkok cho biết. Tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ đẩy nhiều người nông dân phải tới các thành phố lớn để tìm việc.

“Đó là giải pháp tồi tệ”, Loretta cho biết.

photo-2-15724442934371961200318-1572444347139546817845-1572455047195-15724550471951243488729.png

Khung cảnh Thượng Hải, Trung Quốc theo dự báo nước biển dâng vào năm 2050 (phải).

Tại Thượng Hải, một trong những đầu tàu kinh tế quan trọng nhất của châu Á, nước biển dâng đe dọa nhấn chìm toàn bộ vùng trung tâm của thành phố và những đô thị nhỏ lân cận. Các số liệu mới nhất chỉ ra rằng khoảng 110 triệu người đang sống tại các khu vực dưới mức triều cường. Các thành phố cần đầu tư nhiều hơn vào những hệ thống ngăn lũ và phải tiến hành nhanh chóng, ông Strauss nhấn mạnh.

Tuy nhiên, kể cả việc xây dựng các phòng tuyến ngăn nước đôi khi cũng không có tác dụng. Ông Strauss đưa ra ví dụ về thành phố New Orleans nằm dưới mực nước biển đã từng thất thủ trong siêu bão Katrina vào năm 2005. “Liệu chúng ta muốn sống trong một vùng trũng sâu thế nào nữa?”.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022