Những nhà làm phim thường khắc họa người bị đau tim với dấu hiệu như nhăn mặt đau đớn, tức ngực, choáng váng và ngã xuống đất bất tỉnh. Trong thực tế, hiện tượng này hoàn toàn có thể xuất hiện khi cơn đau tim tấn công.

Robert Greenfield, bác sĩ tim mạch kiêm trưởng khoa tim tại Trung tâm Y tế Orange Coast ở Fountain Valley, California giải thích, không phải lúc nào đau tim cũng gây nên các triệu chứng nghiêm trọng, khiến bạn buộc phải đi cấp cứu. Thông thường, dấu hiệu đau tim thầm lặng chỉ được người bệnh để ý tới sau lần đau thứ hai. Hơn nữa, kết quả xét nghiệm cũng không thể xác định được tình trạng này. Dưới đây là những dấu hiệu thầm lặng cảnh báo nguy cơ đau tim:

d1-1582385714065671594630.jpg

Bất chợt hụt hơi

Tim và phổi phối hợp với nhau nhằm đảm bảo máu luôn có đủ oxy. Do đó, theo Adriana Quinones-Camacho, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ tim mạch tại Tổ chức NYU Langone Health ở New York, khi có vấn đề trong hệ thống tim mạch, quá trình hít thở thường sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên.

Đột ngột hụt hơi hay khó thở là những triệu chứng điển hình của bệnh tim. Một số người nhầm lẫn điều này với tình trạng hoảng loạn có khả năng gây nên dấu hiệu tương tự. Nếu sau một thời gian hít thở sâu mà bạn vẫn thấy không đủ không khí để thở, hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

  • Sống lâu và hạnh phục hơn nhờ việc hít thở sâu đúng cáchĐọc ngay

Tăng nhịp tim

Khi trái tim gặp vấn đề, bộ phận này sẽ cố gắng hoạt động mạnh hơn bình thường, đồng nghĩa với việc quá trình bơm máu sẽ diễn ra nhanh hơn. Theo chuyên gia Adriana, sự thay đổi ở buồng trên của tim hay còn gọi là tâm nhị gây ra chứng loạn nhịp tim. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn sẽ có cảm giác như tim bạn đang đập loạn nhịp hoặc đập mạnh vào thành ngực.

d2-1582385714248565436340.jpg

Khi trái tim gặp vấn đề, bộ phận này sẽ cố gắng hoạt động mạnh hơn bình thường, đồng nghĩa với việc quá trình bơm máu sẽ diễn ra nhanh hơn.

Yếu và dễ mệt mỏi

Khi trái tim phải hoạt động mạnh hơn để khắc phục vấn đề đang xảy ra, nó sẽ lấy năng lượng lượng từ những bộ phận không thiết yếu. Do đó, người bị đau tim thường cảm thấy cơ bắp ở tay và chân nặng nề như đeo chì. Bác sĩ Greenfield cho biết, một số người bệnh gặp khó khăn khi đứng hoặc đi lại do mệt mỏi vô cùng dữ dội.

Buồn nôn hoặc khó tiêu

Hệ thống tiêu hóa cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi bệnh tim. Khi tim hoạt động kém hiệu quả, lượng oxy trong máu sẽ giảm mạnh kéo theo các cơn buồn nôn, khó tiêu và đau quặn bụng bất thường. Tình trạng này dễ bị nhầm lẫn với chứng ợ nóng. Theo bác sĩ Greenfield, người bệnh cảm thấy tức ngực và bỏng rát ở ngực, tương tự như dấu hiệu của bệnh trào ngược axit dạ dày.

d3-15823857144271786026477.jpg

Khi tim hoạt động kém hiệu quả, lượng oxy trong máu sẽ giảm mạnh kéo theo các cơn buồn nôn, khó tiêu và đau quặn bụng bất thường.

Mất tập trung

Mặc dù trái tim sẽ ưu tiên cung cấp đầy đủ máu khi vấn đề xảy ra, đau tim có thể ngăn cản máu giàu oxy lưu thông đến não đáng kể. Hậu quả là người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, mất phương hướng, bối rối hoặc khó ghi nhớ.

Tâm trạng xuống dốc

Đây là triệu chứng khó phát hiện nhất vì rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề khác. Trong cuộc sống hàng ngày, căng thẳng, mệt mỏi, hơi khó thở, dễ bị phân tâm khi làm việc là điều chẳng hề hiếm gặp. Bạn có thể xác định những cơn đau tim dựa trên điều này kèm với những dấu hiệu trên như tăng nhịp tim, mệt mỏi quá mức hay khó thở.

  • Chàng trai 26 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh bỗng dưng đau tim và tê liệt tay vì ngày nào cũng uống 8-10 lon loại nước nàyĐọc ngay

Làm thế nào để giảm nguy cơ đau tim?

Chuyên gia Adriana cho biết, những người bị đau tim thầm lặng, dù họ biết bản thân bị đau tim hay không thì đều có nguy cơ cao phải đối mặt với các cơn đau tim tiếp theo. Tuy nhiên, hiện nay cũng có rất nhiều cách để ngăn ngừa hiện tượng này.

d4-1582385714662536557904.jpg

Nếu có điều kiện, mọi người nên áp dụng những thói quen tốt cho sức khỏe tim như ăn nhiều trái cây, rau quả, vận động thường xuyên, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc và dành thời gian quan hệ với người xung quanh.

Thay đổi lối sống tạo ra một sự khác biệt lớn, ngay cả khi bạn mắc bệnh vì tiền sử gia đình. Đừng ngại ngần nói chuyện với bác sĩ và dùng các loại thuốc được kê đơn như statin. Ngoài ra, kiểm soát huyết áp và nồng độ cholesterol cũng là yếu tố cần đặc biệt lưu ý.

Nếu có điều kiện, mọi người nên áp dụng những thói quen tốt cho sức khỏe tim như ăn nhiều trái cây, rau quả, vận động thường xuyên, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc và dành thời gian quan hệ với người xung quanh.

Dù bạn không mắc bệnh tim, thực hiện những việc làm này cũng giúp tăng cường năng lượng, cải thiện sức khỏe và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.

(Nguồn: Pre)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022