Hà Nội giãn cách có về quê được không?

Về vấn đề này, trong Công điện số 19 về việc tăng cường các biện pháp thực hiện nghiêm giãn cách xã hội được Chủ tịch UBND TP ký mới đây nêu rõ, Hà Nội tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17 theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, khu phố cách ly với khu phố; thôn xóm cách ly với thôn xóm; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh.

Thành phố Hà Nội tiếp tục yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động. 

0-16296952815052123874957.jpg

Hà Nội giãn cách có về quê được không? Ảnh minh họa

Đồng thời, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.

Trong những ngày tới, thành phố sẽ tiếp tục giám sát chặt người ra đường.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Công điện hỏa tốc số 1063/CĐ-TTg.

Theo nội dung Công điện này, các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg trong đó bao gồm cả Hà Nội, phải thực hiện nghiêm, nhất quán theo phương châm chỉ có thể thực hiện cao hơn, sớm hơn phù hợp theo tình hình thực tiễn tại địa phương.

Các tỉnh, thành cần phải tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy".

Ngoài ra, tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép).

Ngoài ra, nhiều tỉnh như Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Nguyên,... đã ra văn bản dừng tiếp nhận người dân về từ vùng có dịch Covid-19 đang thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1/8.

Chính vì vậy, trong thời điểm Hà Nội đang giãn cách xã hội, trừ những người di chuyển vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất được cấp phép, người dân cần tuân thủ quy định "ai ở đâu ở yên đấy", khắc phục khó khăn, chung tay cùng các cấp chính quyền, cơ quan chức năng phòng, chống dịch.

Người vào Hà Nội khám bệnh phải có hồ sơ bệnh án

Đối với các trường hợp khác như người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần chuẩn bị: Căn cước công dân, hộ chiếu, vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).

1-1629695465476885095561.jpg

Người vào Hà Nội khám bệnh phải có hồ sơ bệnh án. Ảnh minh họa

Đối với bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện, lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố.

Đối với lễ tang ngoài thành phố cần có: Danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ, cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17 ngày 237/2021 của UBND thành phố.

Các trường hợp ra, vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia: Phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó và Giấy đi đường theo mẫu.

Đối với các trường hợp người dân đi ra khỏi thành phố trước ngày 24/7/2021 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội; các trường hợp người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội: Cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022