Khi Trung Quốc đang phải đối mặt với virus COVID-19 thì phần còn lại của thế giới cũng đang phải "chiến đấu" liên tục, không một nơi nào "thái bình" cả.

Bạn có từng muốn đến Nam Cực và cuộn mình như một chú cánh cụt chưa. Nhưng hiện tại, chỉ có thể nhẹ nhàng bước đi thôi bởi vì nhiệt độ Nam Cực đã vượt quá 20 độ C rồi. Chỉ vài ngày trước đây, các nhà khoa Brazil đã ghi nhận nhiệt độ tại đảo Seymour, Nam Cực là 20,75 độ C. Cao hơn mức kỷ lục 19,8 độ C được ghi nhận vào tháng 1/1982. 

Sau khi đọc được kết quả, các nhà khoa học đã choáng váng "Chúng tôi nhận ra xu hướng ấm lên nhưng chưa bao giờ ghi nhận tình huống đặc biệt như thế này"

Không chỉ ở Nam Cực mà cả phía Bắc của Moscow cũng trải qua tháng Giêng nóng nhất trong 141 năm qua. Không chỉ nhiệt độ trung bình tăng mà lượng tuyết rơi cũng giảm 20%. 

mkd-454935-15819474317471249526223.jpg

Các nhà khoa học đã đo được nhiệt độ kỉ lục ở Nam Cực trong 38 năm qua.

Thảm họa châu chấu đã từng ảnh hưởng Châu Phi trong 25 năm. Đàn châu chấu phủ kín không trung, che khuất mặt trời. Thuốc trừ sâu truyền thống cũng vô dụng trong trường hợp này. 

Chúng có đến hàng triệu con và có thể kéo đàn dài đến 60km. Con người không thể giết chúng, không thể ngăn chúng, chúng ta bất lực trước hàng triệu con châu chấu đang "xâm lược". Chúng đến rồi đi nhanh chóng. Bất cứ nơi nào chúng đi qua, mùa màng và thảm thực vật đều bị cuốn theo, để lại mặt đất trống trơn. 

Điều kinh khủng hơn là đàn châu chấu hiện tại đã bước vào thời kỳ ủ bệnh. Theo công bố của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, dịch châu chấu có thể tiếp tục cho đến tháng Sáu. 

Bà Maria Helena Semedo, Phó Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, đã lên tiếng cảnh báo: "Các quốc gia phải cùng nhau hành động ngay lập tức, châu chấu sẽ không chờ đợi, chúng sẽ áp đảo và gây ra những thảm họa tàn khốc". Hiện tại, "đội quân" châu chấu đã vượt qua Biển Đỏ tiến đến Pakistan và Ấn Độ.

Dưới nỗ lực của toàn dân, Pakistan đã có 300 nghìn khẩu trang và 800 bộ trang phục bảo hộ nhằm đối mặt trực tiếp với thảm họa châu chấu khủng khiếp nhất trong 27 năm qua. Bình quân mỗi ngày, chúng "nhấn chìm" 35 nghìn người.

Đứng trước nguy cơ không thể thu hoạch được gì trong năm nay, chính phủ Pakistan đã cử hàng trăm máy bay phun thuốc trừ sâu để diệt trừ đàn châu chấu.

Khi phải đối mặt với 400 tỷ con châu chấu, 700 nghìn binh sĩ đang trú tại biên giới Ấn Độ - Pakistan phải rút lui khẩn cấp vì lương thực của họ đã bị đàn châu chấu "xử lý" sạch. Nhưng cơn ác mộng này chỉ mới là khởi đầu. Một số chuyên gia dự đoán, sản lượng ngũ cốc của Ấn Độ trong năm nay sẽ giảm 30 - 50% vì thảm họa châu chấu.

eqz0epxuaah74-15819474918581893406895.jpg

Thảm họa châu chấu là mối đe doa mới của con người.

Không chỉ có vậy, các vụ cháy rừng liên tiếp ở Úc đã giết chết khoảng 1 tỷ động vật hoang dã. 

Tại Tây Ban Nha, một cơn bão với tốc độ 120km/giờ đã tạo ra con sóng cao nhất trong lịch sử: 14,8 mét. Cơn bão kéo theo mưa lớn gây lũ lụt, phá hủy các cây cầu và làm gián đoạn giao thông đường sắt. Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và 4 người mất tích.

Canada gần đây đã hứng chịu một trong những cơn bão tuyết tồi tệ nhất trong gần nửa thế kỷ qua. Newfoundland và Labrador gần như bị đóng băng. 

Tại Philipine, núi lửa Taal đã phun trào cách thủ đô Manila khoảng 90km và tro bụi núi lửa đã lan xa từ 10 - 15km. 300 nghìn người đã được sơ tán khẩn cấp khi thời điểm đó xảy ra 75 trận động đất lớn nhỏ ở các khu vực xung quanh.

Ngày 13/2 theo giờ Bắc Kinh, một trận động đất mạnh 7 độ richter đã xảy ra tại vùng biển thuộc quần đảo Kuril, Nhật Bản. May mắn đã không có sóng thần và ảnh hưởng nhiều đến quốc gia này. 

Nhưng quần đảo Caribbean lại không may mắn như thế, trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra ngày 28/1 đã khiến nhiều tòa nhà rung chuyển và đường xá sụp lún.

cd15c036ce5b4102aa18e102a7f1eee4-15819475716771130832550.jpeg

Sụt lún đường xá sau trận động đất ở quần đảo Caribbean.

Ngày 7/2, một căn bệnh lạ đã được phát hiện ở Nigeri với các triệu chứng đau đầu, tiêu chảy, sốt,... Các bệnh nhân đầu tiên đã tử vong trong vòng 48 giờ. 365 người đã nhiễm bệnh và 47 người đã tử vong. Với dân số là 173 triệu người, Nigeria có số dân đông nhất Châu Phi và không thể tưởng tượng nổi hậu quá nếu không thể kiểm soát được tình hình căn bệnh này. 

Tại Brazil, các nhà khoa học vừa phát hiện 1 loại virus bí ẩn trong hồ nước nhân tạo, 90% gen của nó hoàn toàn mới lạ, ẩn chứa nhiều nguy hiểm vô hạn. Và khi các tảng băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan chảy, có bao nhiêu loài virus cổ xưa sẽ được "phóng thích"? Chúng ta chỉ có thể hi vọng loại virus này không gây hại đến con người. 

Trái Đất đã tồn tại qua hàng tỷ năm và hiện tại Trái Đất có đang ổn hay không?

Nguồn: Sohu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022