Chúng ta kỳ vọng con hoạt bát, học giỏi, đạt được điểm số cao trong các kỳ thi. Chúng ta mong con có thể trở thành thành niềm tự hào, để đem đi khoe trong những câu chuyện phiếm với họ hàng, bạn bè,...

Theo năm tháng, trọng tâm dần thay đổi. Từ việc chúng ta phấn đấu trở thành "cha mẹ hoàn hảo" (nuôi được con khỏe mạnh, mũm mĩm nhất so với bạn bè) đến việc muốn có một "đứa con hoàn hảo" (học giỏi, nghe lời,...).

Hoàn hảo cũng được, không hoàn hảo cũng được! Miễn sao con chúng ta hạnh phúc, phải không?

Libby Purves - phát thanh viên đài BBC, cây bút tờ Times và là tác giả của nhiều sách kỹ năng, tác phẩm văn học nổi tiếng lại có những suy nghĩ khác biệt. Trong cuốn sách "Con chúng ta hạnh phúc là được", Purves đã gạt đi ý tưởng về sự hoàn hảo trong đời sống gia đình.

202007131457136-390x510-16752587268261013946538-1675259848749-1675259850121528492656.jpg

Cuốn sách "Con chúng ta hạnh phúc là được". Ảnh: Sưu tầm

Thực chất, chẳng có cái gọi là "đứa con hoàn hảo", cũng chẳng có cái gọi là "phụ huynh hoàn hảo". Cái mà chúng ta cần hướng tới là nuôi dạy nên một đứa trẻ hạnh phúc. Thay vì một "đứa con hoàn hảo" lúc nào quần áo cũng chỉnh tề, thơm phưng phức, luôn đứng đầu lớp, học đủ thứ, nhất mực nghe lời, thì con của chúng ta có thể là "đứa con không hoàn hảo" với đủ điều gây nhức đầu:

- Thích đi tất cọc cạch

- Học "tiếng lóng" nhanh như chảo chớp

- Mỗi giờ đi ngủ là lại khiến bố mẹ "rát cổ bỏng họng", chẳng khác nào một trận chiến;

...

Đứa con này không phải "sản phẩm hoàn hảo" của một "người mẹ hoàn hảo" mà là "sản phẩm" hỗn hợp của mẹ, bố, gia đình và hơn hết nữa là... chính con. Vứt bỏ những áp lực nuôi dạy con và đống giáo lý cũ rích, ta sẽ có được sự ngây thơ, hồn nhiên, nụ cười tươi tắn của con trẻ. Khi thấy sự hạnh phúc của con, cha mẹ sẽ nhận ra được: Không hoàn hảo cũng chẳng sao cả!

202007131457134-390x510-1675258807442723100280-1675259852672-16752598527832014604500.jpg202007131457135-390x510-16752588078091266393410-1675259855413-16752598554861250966123.jpg

Cuốn sách có tổng cộng 23 chương.

Làm thế nào để... không nuôi dạy con hoàn hảo?

Cuốn sách "Con chúng ta hạnh phúc là được" là sự tiếp nối của cuốn "Not to be a perfect mother" (Làm mẹ "yêu nghề" là được) của Libby Purves. Nếu trong cuốn sách trước, nữ tác giả nói về 3 năm đầu đời của trẻ và chia sẻ các phương pháp nuôi dạy theo một cách hóm hỉnh nhưng sâu sắc thì trong cuốn sách này, Purves nói về giai đoạn 3-8 tuổi của trẻ.

Đây là giai đoạn mà cha mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề đau đầu của con, chẳng hạn như việc: Chọn trường, dạy con về kỷ luật, cho con tham gia các lớp ngoại khóa, để ý đến việc con kết bạn với những đứa trẻ khác ra sao, rồi trò chuyện về bộ phận riêng tư trên cơ thể,...

Từ kinh nghiệm nuôi dạy con của mình, Purves đưa ra lời khuyên cho cha mẹ về cách giải quyết các vấn đề này. Như đã nói ở trên, lời khuyên của Purves không nhằm mục đích nuôi dạy ra một đứa trẻ hoàn hảo, mà nhằm nuôi dạy nên một đứa trẻ hạnh phúc.

Cuốn sách gồm tổng cộng 23 chương. Ở mỗi chương, cha mẹ sẽ bắt gặp những vấn đề, câu chuyện rất đời thường. Chẳng hạn với chương "Những người bạn đầu tiên của con: Con của những người khác", Purves chia sẻ:

"Trong 4 năm đầu đời, bọn trẻ sẽ phải chịu đựng những người bạn của bạn. 14 năm tiếp theo, bạn sẽ mắc kẹt với bạn bè của chúng". Trẻ ở tuổi tập bò sẽ bò xung quanh phòng cùng nhau trong khi mẹ chúng nói chuyện phiếm. Những đứa trẻ tập đi sẽ thích ứng - dù miễn cưỡng - với những người bạn mà bạn đưa tới trước mặt chúng.

Đó, chẳng phải những người bạn đầu tiên của con chính là con của "những người khác" - những người bạn của cha mẹ hay sao?

Nhưng khi một đứa trẻ khỏe mạnh, đến tuổi đi mẫu giáo thì mọi chuyện sẽ khác. Khi trẻ gặp được cạ cứng, cha mẹ sẽ bị quyền tước lựa chọn. Lúc này, trẻ sẽ tự chọn bạn cho mình, tự biết đâu là đứa trẻ muốn chơi cùng.

Tất nhiên, cha mẹ nào cũng mong con có những người bạn tốt và đôi khi vì muốn tốt cho con, ta không tránh khỏi những giây phút can thiệp quá mức. Nhưng hãy nhớ rằng, trong tất cả các các mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ đáng tin cậy và ít đau khổ nhất là tình bạn thực thụ.

"Nếu một tình bạn tiến triển tốt, đừng can thiệp, đừng tham gia vào để cải thiện chúng, trừ khi có những mối đe dọa thực sự", Purves đưa ra lời khuyên.

202007131457132-390x510-1-16752588671331590788068-1675259858577-1675259858659878153050.jpg

Các chương đều là những câu chuyện thiết thực.

Hay với chương "Tivi và máy vi tính: Có cách cứu chữa không?", Purves cũng nói trúng tâm lý nhiều phụ huynh. Đó là việc trong những cảnh tượng dễ làm một bậc phụ huynh quan tâm đến con cái nổi đóa nhất, chắc ít có điều gì tồi tệ hơn là nhìn thấy đứa con bé bỏng, nhạy cảm, thiện lương, sắc sảo và thông minh của mình đang ngồi mê mẩn với đống rác rưởi đáng khinh ghét trên màn hình tivi hay máy tính.

Nhưng làm thế nào để xử lý điều đó? Purves đã đưa ra các bước xử lý vô cùng phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ, khiến những bậc phụ huynh nóng tính nhất cũng phải bình tĩnh nguôi giận và từ từ nhìn lại vấn đề.

Những chương khác của cuốn sách như "Bình minh của kỷ luật: Tri giác, những cái phết mông và sự tự vệ", "Công bằng là công bằng: Anh chị em lý sự', "Những ngày huấn luyện: Các lớp học, các khóa học, buộc phải hành động",... cũng khiến phụ huynh phải mỉm cười thích thú hoặc lấy ngay một cây bút màu để "note" lại những mẹo vặt "nuôi dạy con không hoàn hảo" đầy thiết thực.

Tên sách: Con chúng ta hạnh phúc là được

Tác giả: Libby Purves, dịch giả Minh Phương

Nhà phát hành: Công ty Cổ phần sách Alpha

Hình thức: Bìa cứng, nội dung sách in đen trắng

Đối tượng đọc: Các bậc phụ huynh

Chấm điểm: 8/10

tusachnhaminh-1675260237671108664769.jpg

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022