Khi dẫn con nhỏ cùng đi siêu thị, một trong những việc khiến cha mẹ đau đầu là trẻ gần như bị "sa lầy" trong khu bán đồ chơi. Lũ trẻ sẽ chẳng muốn rời đi nửa bước, chỉ mong có thể mang hết sạch đám đồ chơi ấy về nhà. 

  • Bị bố mẹ "bỏ rơi", cô bé lăn ra ăn vạ giữa trung tâm thương mại khiến dân mạng phì cườiĐọc ngay

Ông bố trong câu chuyện dưới đây cũng gặp phải vấn đề tương tự. Con trai ông sau khi đến kệ hàng đồ chơi thì lập tức đòi mua xe ô tô đồ chơi. Thậm chí còn đòi mua liền 2 chiếc giống nhau. Tất nhiên ông bố không đồng ý. Và thế là cậu con trai nhỏ đứng lì tại chỗ không chịu đi, chuẩn bị khóc lóc ăn vạ. 

Ông bố thở dài ngao ngán, đồ chơi của con trai ở nhà vẫn chất đống, vậy mà còn đòi mua thêm. Nhìn con trai đang dỗi hờn, ăn vạ lại nhìn đám đồ chơi khủng long trên kệ hàng, ông bố liền nghĩ ra một kế hay. Anh nhớ con trai mình vẫn sợ khủng long, vì thế anh sử dụng luôn khủng long đồ chơi trên giá để xếp xung quanh cậu bé. 

3-15810666364832134718914.png

Cậu bé bắt đầu hoảng hốt khi thấy đàn khủng long bao vây mình.

1-1581066636480811736720.png

Làm thế nào để thoát thân đây?

Con trai anh bị khủng long vây kín không thể "thoát thân", lại sợ hãi không dám "phá vòng vây", vì thế cậu bé chỉ còn nước khóc thét gọi bố. Chuyện mua ô tô đồ chơi tất nhiên cũng bị bé quẳng ra sau đầu. Lúc này thấy con trai sợ hãi, ông bố đã ý thức được mình vừa dọa con hơi quá đáng, vì thế liền nhanh chóng "giải cứu" con.

a6e7-inhcyca3376947-1581066636489943461838.jpg

Đứa trẻ chỉ còn cách khóc thét lên vì sợ hãi.

Cư dân mạng không quá tán đồng với cách làm của người bố. Họ cho rằng phản ứng của đứa bé có phần buồn cười nhưng điều đó sẽ để lại bóng ma tâm lý cho đứa trẻ, không tốt cho cậu bé chút nào. Cách dạy con và xử lý tình huống kiểu này của ông bố là sai lầm. 

Quả thực cái nhìn bất lực của cậu bé lúc ấy rất đáng thương. Vì thế, khi cha mẹ gặp phải tình huống tương tự hãy cố gắng kìm nén sự tức giận để tìm ra cách xử lý thỏa đáng hơn. Có thể đánh lạc hướng trẻ bằng những món đồ khác mà chắn chắn bạn đang muốn mua cho bé. Hoặc hứa mua cho trẻ nhưng yêu cầu trẻ phải đạt được thành tích nào đó, cũng là để trẻ hiểu được rằng phải nỗ lực thì mới có phần thưởng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022