Thời Trung Hoa phong kiến, người đàn ông có thể có nhiều nữ nhân cùng một lúc, cụm từ "thê thiếp đầy đàn" chính là diễn tả hiện trạng hôn nhân trong thời kỳ đó. 

Địa vị của người phụ nữ cổ đại rất thấp. Tuy nhiên, so với các cô gái nô lệ sống dưới đáy xã hội, phải vật lộn với điều kiện khắc nghiệt để tiếp tục tồn tại, thận phận của những người chấp nhận trở thành tiểu thiếp trong gia đình hào môn cũng không quá thấp kém. 

Trong một gia đình quyền quý, thấp bé nhất chính là nha hoàn, nhưng họ cũng được chia thành nhiều cấp bậc: Đại nha hoàn, thị nữ nha hoàn, nha hoàn thông phòng,... Và nha hoàn thông phòng chính là giai cấp thấp nhất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 

base64-15950936554161891146229.png

Ảnh minh họa.

Nha hoàn thông phòng không chỉ chịu trách nhiệm với các công việc thể chất mà khi nhận được lời gạ gẫm của các thiếu gia, họ cũng phải chấp nhận, gọi đến là phải đến.

Và để thuận tiện cho việc "gọi đến là phải đến" đó, các vị thiếu gia sẽ chuẩn bị một căn phòng đặc biệt chỉ để dành "tiếp đón" những nha hoàn thông phòng. 

  • Màu đỏ tượng trưng may mắn và hạnh phúc nhưng nguyên nhân thật sự khiến các nàng kỹ nữ thanh lâu Trung Hoa xưa luôn mang sợi dây đỏ bên người là gì?

  • Các nàng phi tử thời cổ đại phải làm gì khi vừa "đến tháng" thì may mắn được Hoàng đế lựa chọn thị tẩm?

Nhưng căn phòng đó ngày càng trở nên đặc biệt hơn. Bởi họ đã đặt qua một quy tắc nhất định phải tuân theo: Chính thất (vợ chính thức) không thể đến căn phòng này, chỉ có tiểu thiếp và nha hoàn cấp bậc thấp nhất mới có thể bước vào bên trong. 

Trên thực tế, chuyện này không xuất phát từ quan điểm không tôn trọng chính thất mà thay vào đó, nó thể hiện thái độ của người đàn ông đối với sự phân cấp phụ nữ. Họ đều cảm thấy, thân phận của chính thất không thể bị vấy bẩn bởi những hành vi bẩn thỉu. Chỉ có những nữ nhân địa vị thấp kém mới bước vào nơi ô uế như thế.

Với những tiểu thiếp và nha hoàn thông phòng, họ cũng không để ý đến sự ô uế kia, chỉ cần có thể tiếp tục tồn tại là được. 

tumblrp5zeu0ktyf1x2064eo51280-15950936206722039835049.jpg

Ảnh minh họa.

Đến thời nhà Minh, chủ nghĩa nam quyền đã thay đổi, số lượng nha hoàn thông phòng tăng lên và chuyện nạp thiếp (cưới vợ lẽ) cũng xuất hiện một vài điều chỉnh. Đối với bách tính thường dân, hơn 40 tuổi vẫn chưa có con trai thì sẽ có thể nạp thiếp. Điều này tạo cơ hội cho các cô gái ở dưới đáy xã hội có thể đổi đời, các nha hoàn thông phòng cố gắng mang thai.

Tuy nhiên, vào thời xưa, liệu có bao nhiêu người đàn ông có thế sống hơn 40 tuổi? Chính vì thế, việc nạp thiếp đã trở thành một điều quá xa xỉ vào lúc đấy.

Nguồn: Toutiao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022