Trong cuộc sống hiện đại, không khó để tìm thấy những vật dụng làm bằng nhựa. Thậm chí sống một cuộc sống "không nhựa" là điều khó khăn với nhiều người. Đặc biệt, với những ưu điểm như nhẹ, khó vỡ, màu sắc sặc sỡ, hình thù đáng yêu, rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn đồ nhựa làm vật dụng thường ngày cho con cái.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua cũng có không ít thông tin về việc đồ nhựa có chứa chất hoá dẻo, trẻ em sử dụng thời gian dài có thể dẫn đến dậy thì sớm khiến không ít người hoang mang, liệu những đồ dùng bằng nhựa của con mình có an toàn?

36969896410556068324819631659601177284262686n-1530-1692617746685-16926177467881027743215.jpg

 1.  Bé gái 1 tuổi mắc ung thư máu vì chiếc bát nhựa dùng hằng ngày

Bất cứ vật dụng nào cho trẻ em đều phải cẩn thận chú ý đến chất lượng. Đặc biệt là những dụng cụ ăn uống như bát, đũa thìa, bình sữa... là những thứ trẻ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp đều phải cẩn trọng quan sát các chỉ số an toàn. Nếu không sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Bé gái Thiến Thiến sống tại Quý Châu (Trung Quốc) khi mới 1 tuổi đã phải nhập viện và được các bác sĩ chẩn đoán mắc bạch cầu dạng Lympho  - một dạng ung thư máu. Sau khi nghe tin này, bố mẹ của Thiến Thiến rất bối rối và không sao hiểu nổi, bởi trong gia đình hoàn toàn không có tiền sử mắc căn bệnh này.

Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu, các bác sĩ đã xác định nguyên nhân gây bệnh của bé gái rất có khả năng là từ chiếc bát đáng yêu mà Thiến Thiến sử dụng mỗi ngày có chứa lượng aldehyde -  một hợp chất hóa học hữu cơ được sử dụng nhiều trong một số ngành công nghiệp như chất dẻo, dệt nhuộm,... quá mức cho phép. Một ngày ba bữa bé gái đều sử dụng loại bát đó, tương đương với việc tự đầu độc cơ thể.

2. Tại sao đồ nhựa chất lượng thấp lại gây hại đến sức khoẻ của trẻ?

Những đồ dùng bằng nhựa an toàn hầu hết đều làm bằng nhựa melamine được tổng hợp từ melamine và formaldehyde. Mặc dù 2 chất này đều có độc nhưng nhưng khi được tổng hợp thành nhựa melamine lại trở nên vô hại với sức khoẻ.

36880498735028922400292127900962441541419082n-1530-1692617747245-1692617747348473701436.jpg

Gây nguy hại cho sức khỏe con người là những loại đồ nhựa chất lượng thấp có mặt trên thị trường.

Nhiều nhà sản xuất vô lương tâm, vì để tiết kiệm chi phí nên thường dùng ure với giá thành tương đối thấp thay cho nhựa melamine để tạo thành nhựa nhựa ure formaldehyde. Phủ lên trên là một lớp bột trắng melamine mould compound.

Khi gặp nhiệt độ cao, những loại dụng cụ ăn uống dùng loại nhựa chất lượng thấp này sẽ giải phóng formaldehyde gây hại cho sức khỏe con người. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp, trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh về máu (bạch cầu) và ung thư.

Nhiều thí nghiệm liên quan đã được thực hiện để kiểm tra chất lượng các loại đồ nhựa.

Kết quả cho thấy, các loại vật dụng nhựa dùng vật liệu chất lượng thấp khi gặp nước nóng và dầu nóng sẽ giải phóng hàm lượng formaldehyd lần lượt là 0,16mg/m³ và 0,61mg/m³, vượt xa tiêu chuẩn an toàn là 0,10 mg/m³.

Ngoài ra, các vật dụng bằng nhựa của trẻ em có nhiều màu sắc và hình dáng dễ thương do đã thêm nhiều chất phụ gia trong quá trình sản xuất. Chẳng hạn thêm các chất kim loại như chì khiến màu sắc càng rực rõ, thêm chất dẻo như metamamide và phthalate để cải thiện độ bền của sản phẩm.

Những chất phụ gia này rất dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Sử dụng lâu dài sẽ gây hại với sức khoẻ của trẻ. Bởi vậy, trẻ em sử dụng những vật dụng bằng nhựa có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ. Đặc biệt là khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao như dùng bát đũa thìa để ăn cơm canh nóng...

3. Tiêu chuẩn chọn đồ nhựa cho trẻ

Mặc dù vậy, không có nghĩa tất cả các loại nhựa đều gây hại cho trẻ.

Đối với trẻ em, các sản phẩm làm từ nhựa PP (polypropylene) có thể coi là an toàn. Đây là loại nhựa đáp ứng đủ tiêu chí an toàn sức khoẻ cho người sử dụng, thậm chí có thể sử dụng cho lò vi sóng và chịu nhiệt lên tới 140 ° C mà không phân huỷ ra các chất độc hại cho cơ thể.

Để nhận biết loại nhựa này rất đơn giản. Trong ký hiệu hình tam giác tái chế được in ngoài sản sẽ có số 5. Mặc dù vậy, nhựa PP cũng rất nhanh cũ, dễ xuất hiện hiện tượng ố vàng. Khi ấy, chúng ta cũng không nên tiếp tục sử dụng.

So với PP, những vật dụng làm từ nhựa PPSU có những ưu điểm vượt trội hơn. Hiện tại có rất nhiều sản phẩm nhựa cao cấp sử dụng chất liệu này. Dù giá đắt hơn nhưng khả năng chịu nhiệt cao hơn (lên đến 200 ° C) và chống trơn trượt.

Nhựa PP sẽ chuyển sang màu ố vàng sau một thời gian sử dụng nhưng với những đồ nhựa làm bằng PPSU không cần lo lắng về vấn đề này. Tuổi thọ sử dụng cũng dài hơn. Do đó, khi chọn những sản phẩm nhựa cho trẻ em, đặc biệt những đồ dùng ăn uống cần phải chọn những loại làm bằng nhựa PP hoặc PPSU, tránh chọn vật liệu PC (có ký hiệu số 7 trong hình tam giác).

369577977729678009170055624146997799873311n-1530-1692617747777-1692617747877985317237.jpg

 4. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng đồ nhựa

Những bộ bát đĩa ăn cho bé vẫn có những chất liệu khác như thuỷ tinh, gốm, thép không gỉ,... Hãy cố gắng tránh chọn những đồ dùng là bằng nhựa là tốt nhất. Mua hàng ở những cửa hàng chuyên bán đồ cho trẻ, lựa chọn thật kỹ các dấu hiệu an toàn khi mua. Đồng thời, cũng dựa vào nhu cầu cá nhân để chọn loại nhựa phù hợp mức nhiệt thường sử dụng khi hâm nóng hoặc cho vào lò vi sóng...

Không chỉ vậy, nhiều nhà sản xuất vì để tối ưu chi phí nên sẽ chỉ sản xuất những bộ phận chính của vật dụng bằng PP hoặc PPSU, những phần phụ như nắp cốc, ống hút... sẽ sử dụng những chất liệu khác. Chính vì vậy, cũng cần lưu ý kiểm tra thông tin những bộ phận nhỏ này để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cố gắng không dùng đồ nhựa để đựng những thực phẩm có nhiệt độ cao như nước sôi, cơm canh, cháo nóng... Không nên khử trùng thường xuyên bằng cách nhúng vào nước sôi hay những chất tẩy rửa mạnh bởi những sản phẩm này có độ ăn mòn cao, dễ khiến những chất độc bị phân giải. Nếu buộc thường xuyên sử dụng những bộ sản phẩm nhựa cho bé, tốt nhất nên rửa sạch nhẹ nhàng và làm khô sau khi ăn càng sớm càng tốt.
3692998188497116098335753850780291113076614n-1531-1692617748338-16926177484161950817991.jpg

Nguồn và ảnh: newqq, Sina

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022