Được phát minh lần đầu tiên một cách tình cờ vào những năm 1940, lò vi sóng hiện là một trong những thiết bị nhà bếp chính trong mỗi gia đình. Mặc dù nó thuận tiện cho việc nấu nướng và hâm nóng thức ăn nhưng có một số loại thực phẩm mà bạn tuyệt đối không nên quay bằng lò vi sóng.

Trứng luộc

7-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-duoc-cho-vao-lo-vi-song-2-2188-1667880594289-16678805944781088813101.jpg

Khi hâm nóng một quả trứng luộc trong lò vi sóng, hơi nước tích tụ từ các phân tử nước gây ra sự tích tụ áp suất. Vì trứng có màng và vỏ mỏng chúng sẽ không thể giữ được áp suất đó, điều này có thể dẫn đến nổ trong lò vi sóng, thậm chí nó vẫn có thể nổ khi bạn bê ra khỏi lò.

Cà rốt

7-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-duoc-cho-vao-lo-vi-song-3-29081-16678806725401174589592.jpg

Mặc dù cà rốt có thể được nấu chín và làm nóng trong lò vi sóng nhưng cà rốt sống, đặc biệt là những loại vẫn còn vỏ, có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Nếu cà rốt không được rửa đúng cách và còn sót lại chất bẩn, các khoáng chất trong đất có thể gây ra tia lửa điện trong lò vi sóng, còn được gọi là hiện tượng phóng điện hồ quang.

Phóng điện hồ quang có thể gây hư hỏng nghiêm trọng cho lò vi sóng nếu nó liên tục xảy ra.

Thịt chế biến: Xúc xích, thịt muối

7-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-duoc-cho-vao-lo-vi-song-4-17441-1667880749044176127384.jpg

Thịt chế biến không phải là loại thực phẩm bổ dưỡng nhất vì chúng chứa nhiều muối, chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản. Nhưng khi bạn thêm bức xạ vi sóng vào các loại thịt nguội và đồ hộp yêu thích của mình, mức cholesterol của sản phẩm có thể tăng lên, dẫn đến các vấn đề về tim mạch.

Cách an toàn nhất để làm nóng dăm bông và xúc xích là nướng trên bếp nướng hoặc áp chảo.

Nước

7-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-duoc-cho-vao-lo-vi-song-5-9613-1667880598267-16678805984111431881466.jpg

Làm nóng nước trong lò vi sóng có vẻ là cách đơn giản và không phức tạp nhất trong số các lựa chọn của bạn. Nhưng các nghiên cứu cho thấy nhiều trường hợp bỏng đến từ bỏng nước đun trong lò vi sóng.

Sóng điện từ trong lò vi sóng có thể làm cho nước quá nhiệt, làm cho các phân tử nước không ổn định và có thể gây nổ.

Ớt sừng

7-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-duoc-cho-vao-lo-vi-song-6-13551-1667880810136708583777.jpg

Ớt, đặc biệt là những loại ớt cay, chứa hàm lượng capsaicin cao, có thể khá dễ cháy. Khi capsaicin tiếp xúc với sóng điện từ trong lò vi sóng, nó bắt đầu bốc khói và có thể dễ bị bắt lửa! Lửa và khói tỏa ra từ lò vi sóng có thể gây kích ứng da và cảm giác bỏng rát.

Thịt gà

7-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-duoc-cho-vao-lo-vi-song-7-9168-1667880601277-16678806014801701392921.jpg

Thịt gà là một trong những thủ phạm chính làm lây lan vi khuẩn salmonella, đặc biệt khi nó không được nấu chín đúng cách.

Khi bạn quay một miếng gà sống trong lò vi sóng, cơ hội nấu chín đều và kỹ là rất ít, vì vậy nó có nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Tốt nhất, nên quay gà trên nhiệt độ trực tiếp, như trong chảo, trên vỉ nướng hoặc trong lò nướng.

Cà chua

7-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-duoc-cho-vao-lo-vi-song-1-15021-16678808948501487065007.jpg

Giống như trứng luộc, cà chua có thể gây ra tình trạng nổ khi bạn quay chúng trong thời gian dài. Do thành phần chất lỏng trong cà chua tươi và nước sốt cà chua, áp suất tích tụ khiến chúng nổi bọt và trào và bắn tung tóe trong lò vi sóng.

Theo Brightside

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022