Môi bị thâm là tại sao?

Có rất nhiều những nguyên nhân dân đến tình trạng thâm môi phải kể đến đó là:

-  Ánh nắng mặt trời: Nếu khi đi ra ngoài, mà bạn không sử dụng các loại son dưỡng môi có thể ngăn các tia UV thì môi sẽ rất dễ bị tăng sắc tố và dẫn đến tình trạng thâm môi.

- Sử dụng các sản phẩm chứa chì: Khi đi chơi hay đi làm, chúng ta thường sử dụng rất nhiều son môi. Tuy nhiên thành phần để làm nên son môi lại có chì ở trong đó. Đặc biệt là các sản phẩm son môi kém chất lượng sẽ chứa rất nhiều chì và ảnh hưởng đến môi của bạn. Các sản phẩm chứa chì trong son môi hoặc những hoạt chất có màu sắc thì sẽ rất dễ bắt nắng và gây nên tình trạng thâm môi.

- Do di truyền: Có nhiều người sẽ có sắc tố ở môi nhiều hơn với người bình thường thì đôi môi sẽ luôn bị xỉn màu dù có che chắn hay chăm sóc kỹ càng.

- Uống nhiều thức uống chứa caffeine: Những thức uống này sẽ khiến môi bạn bị thâm nếu như sử dụng quá nhiều.

loi-ich-cua-anh-nang-mat-troi-trong-dieu-tri-vay-nen-collage-0948.jpg

Vậy làm thế nào để có thể trị thâm môi, giúp đôi môi của chúng ta luôn tươi tắn và hấp dẫn? Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn trị thâm môi hiệu quả.

Cách trị thâm môi

 1. Dùng mặt nạ môi với hỗn hợp mật ong + chanh.

Bạn có thể sủ dụng mật ong sau đó nhỏ thêm một ít nước cốt chanh để làm hỗn hợ mặt nạ dành cho môi. Trong mật ong có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và rất nổi tiếng với việc làm hồng môi nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm nước cốt tranh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn nên sử dụng hỗn hợp này vào buổi tối trước khi đi ngủ từ 2-3 lần một tuần. Hãy sử dụng hốn hợp đó bôi ở trên môi từ 30 - 45 phút sau đó rửa sạch và sử dụng son dưỡng môi. Nếu bạn muốn đạt hiệu quả nhanh hơn thì có thể sử dụng hỗn hợp này vào mỗi tối, tuy nhiên chỉ nên đắp từ 20 - 25 phút mà thôi. Một khi đã sử dụng hốn hợp mật ong, chanh thì bạn cần phải lưu ý một điều rất quan trọng là phải chống nắng thật kỹ vì trong chanh có chứa axit khiến môi trở nên nhạy cảm và bắt nắng nhiều hơn.

z247021782624898865-0949.jpg

2. Sử dụng hỗn hợp sữa chua + mật ong + dầu dừa

Bạn hãy trộn sữa chua, mật ong và dầu dừa theo tỷ lệ 1:1:1 và sau đó cũng như cách một bạn có thể bôi hỗn hợp lên môi từ 2-3 lần trong một tuần với thời gian 30-45 phút sẽ giúp cho tình trạng thâm môi của bạn giảm đi đáng kể chỉ từ 2 - 3 tháng. Trong sữa chua có thành phần axit lactic rất tốt trong quá trình làm đẹp, giúp tẩy da chết và làm hồng môi nhanh chóng. Bên cạnh đó còn bổ sung thêm dầu dừa - nổi tiếng trong việc cung cấp độ ẩm, làm hồng môi. 

10-cach-lam-mat-na-sua-chua-mat-ong-giup-trang-da-tri-mun-an-toan-tai-nha-mat-na-sua-chua-mat-ong-4-1616117146-88-width600height330-0949.jpg

3. Dùng dưa leo ( dưa chuột)

Bạn cắt đôi quả dưa chuột và lấy một phần chà sát nhẹ lên trên môi. Nó sẽ giúp bạn cung cấp độ ẩm và tẩy bào chết trên môi, tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc trị thâm môi. Trong dưa chuột, khoảng hơn 90% là nước, ngoài ra còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể cũng như làm đẹp. Vừa đơn giản, dễ làm, tiết kiệm vừa giúp cải thiện môi thêm hồng hào rất đáng để chị em nên thử.

dua-chuot-15287683747261305075721-0949.jpg

4. Tẩy tế bào chết bằng hỗn hợp mật ong + dầu dừa + đường.

Bạn hãy trộn mật ong, dầu dừa và đường theo tỉ lệ 1:1:1. Sau đó bạn sẽ được một hỗn hợp sệt sệt, xoa nhẹ lên môi từ 3-4 phút để loại bỏ những phần da chết mà không gây khô và căng môi. Với phần còn lại, bạn không nên vứt đi mà hãy bảo quản trong một cái lọ và để vào trong tủ lạnh. Mỗi lần tẩy da chết thì có thể lấy ra để sử dụng.

Tuy nhiên một lưu ý nhỏ cho những bạn muoona trị thâm môi đó là chỉ nên nhẹ nhàng, không nên nghĩ muốn tẩy được tế bào chết nhiều hơn mà kỳ thật mạnh sẽ gây nên tổn thương môi. Vì môi là một vùng da có lớp thượng bì rất là mỏng vì vậy điều trị không nên sử dụng các phương pháp mạnh làm tổn thương thì sẽ rất dễ gây nên tình trạng bị chàm môi. Ngoài ra, bạn nên nhớ hãy chống nắng thật tốt cho môi mỗi ngày nhé!

bi-quyet-giu-moi-hong-tu-nhien-khong-dung-den-son-1-0950.jpg

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022