Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 có bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100 km, bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc mỗi giờ đi được 5-10 km, đi vào đất liền các tỉnh từ nam Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 11-12; sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. 

DBQG_XTND_20181125_0230_1.gif
Dự báo hướng di chuyển bão số 9 lúc 2h30 sáng 25/11. Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Đến 16 giờ ngày 25/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở ngay trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/h), giật cấp 8.

Tại TP.HCM, ngày và đêm 25/11 có mưa rất to (200-250 mm) và có khả năng xảy ra lốc xoáy. Nguy cơ rất cao mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt diện rộng.

baoNT_zing.jpg
Mặc dù bão số 9 đang vào bờ, nhiều du khách vẫn vô tư tắm biển, trải nghiệm cảm giác mạnh với các con sóng dữ ở Nha Trang. Ảnh: An Bình.
  • Cảnh báo mưa lớn

    Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200 mm, có nơi 250-300 mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to 50-100 mm.

    Từ đêm 25/11 đến đêm 27/11, do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường nên mưa to đến rất to mở rộng ra các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, lượng mưa phổ biến các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa là 50-80 mm/ngày; ở Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Phú Yên: 80-150 mm/ngày; ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: 100-200 mm/ngày.

    7_ZING.JPG
  • Bão số 9 tiến sát Bình Châu

    Lúc 5 giờ sáng 25/11, vị trí tâm bão cách Vũng Tàu khoảng 50 km, cách Bến Tre 110 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/h), giật cấp 13. 

    map_vungtau_bao9.jpg
  • Bão

    bao.jpg

    Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Bão có nhiều loại, nhưng ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới là một trong các phân loại của xoáy thuận nhiệt đới, đặc trưng bởi một trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn. Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão. Ở nước ta, mùa bão thường bắt đầu từ miền Bắc vào tháng 5,6 và di chuyển vào miền Nam cho đến hết tháng 12. Ba tháng 9,10 và 11 thường có nhiều cơn bão nhất. Trung bình, hàng năm có từ 4 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển nước ta.

    Bạn có biết: Trên thế giới, bão thường mang tên phụ nữ và sau này cả tên nam giới, xoay vòng theo chu kỳ 6 năm (khi một cơn bão gây thiệt hại lớn, tên của nó sẽ được loại bỏ ra khỏi hệ thống đặt tên). Khu vực tây bắc Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam), bão có nhiều tên mới lạ của hoa lá, động vật, chim, thậm chí cả món ăn như Trami, Halong, Damrey (Con voi), Saola...

  • Bà Rịa - Vũng Tàu

    BR%20-%20VT-01.jpg
    • Diện tích: 1.980,8 km²
    • Dân số: 1.092.000
    • Phân chia hành chính: 2 thành phố, 6 huyện
    • Vùng: Đông Nam Bộ
    • Mã điện thoại: 0254
    • Biển số xe: 72
  • Bình Thuận

    B%C3%ACnh%20Thu%E1%BA%ADn-01.jpg
    • Diện tích: 7.812,8 km²
    • Dân số: 1.266.228
    • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện
    • Vùng: Nam Trung Bộ
    • Mã điện thoại: 252
    • Biển số xe: 86
  • Bến Tre

    B%E1%BA%BFn%20Tre-01.jpg
    • Diện tích: 2359,8 km²
    • Dân số: 1.262.200 người
    • Phân chia hành chính: 1 thành phố, 8 huyện
    • Vùng: Đồng bằng sông Cửu Long
    • Mã điện thoại: 0275
    • Biển số xe: 71

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022