Bác sĩ Liu Xiuli cho rằng không phải ai cũng biết mình có làn da nhạy cảm. Vì vậy, cô đã chỉ ra ba yếu tố cơ bản để chị em có thể tự nhận biết đặc tính da của mình, từ đó chăm sóc hiệu quả hơn.

1. Dễ mẩn đỏ

Sau khi tắm gội hoặc ngay cả khi bước vào phòng điều hòa thay đổi nhiệt độ đột ngột, da mặt bị ửng đỏ. Thậm chí, có người gặp phải tình trạng ngứa, rát, dễ có nguy cơ viêm da cơ địa.

di-ung-da-mat-5-jpeg-9664-1675673547.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pi_amHXON3wOpI7JQ8sJsA

Hay mẩn đỏ là một trong những dấu hiệu của da nhạy cảm.

2. Da sần sùi

Da kém mịn màng, không đều màu hay tình trạng mụn tái diễn nhiều lần cũng là biểu hiện của da nhạy cảm, dễ kích ứng.

3. Da dễ bị khô và bong vảy

Một số người có làn da nhạy cảm đến mức chỉ cần thay đổi mỹ phẩm sẽ bị ngứa rát ngay lập tức và có xu hướng thiếu ẩm, khô căng, bong vẩy. Nguyên nhân thường đến từ việc hàng rào bảo vệ da tự nhiên bị tổn thương, khả năng giữ ẩm kém.

Cách chăm sóc da nhạy cảm

moisturizer-featured-jpeg-5526-1675673548.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Q-dVkbYQPsA3E7W_PXVqnw

Dưỡng ẩm giúp da có đủ điều kiện lý tưởng để phục hồi, sửa chữa tổn thương.

Làm sạch da nhẹ nhàng: Nên chọn các sản phẩm lành tính, ưu tiên dược mỹ phẩm để hạn chế nguy cơ kích ứng da. Tránh làm sạch da quá mức, không rửa mặt với nước nóng để bảo toàn hàng rào bảo vệ da tự nhiên.

Tăng cường dưỡng ẩm: Cung cấp đủ độ ẩm giúp da sửa chữa tổn thương từ bên trong. Một số thành phần cấp ẩm, giữ ẩm an toàn cho da nhạy cảm có thể kể đến như: hyaluronic acid, B5, vitamin E...

Tuy nhiên, bác sĩ Liu cũng nhấn mạnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ da liễu trước khi sử dụng các thành phần có tính đặc trị vì độ nhạy cảm của làn da mỗi người khác nhau.

Duk Sun (Theo ETToday)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022