Thống kê nêu tại Nghiên cứu Tâm lý người tiêu dùng ASEAN (ACSS) năm 2023 do ngân hàng UOB (Singapore) công bố ngày 1/11. Trong đó, UOB phân tích tâm lý và các xu hướng của người tiêu dùng tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam. Ở năm thứ tư công bố, việc khảo sát diễn ra vào ngày 1-26/6 theo hình thức trực tuyến trên 3.400 người; Việt Nam có 600 đáp viên. Nghiên cứu năm 2023 lần đầu có sự hợp tác giữa UOB và Công ty tư vấn quản trị toàn cầu Boston Consulting Group.

Ông Paul Kim - Giám đốc Khối dịch vụ tài chính cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam đánh giá điểm đáng chú ý trong nghiên cứu là người Việt lạc quan hơn về sức khỏe tài chính so với người tiêu dùng trong khu vực, trước một số diễn biến tăng trưởng của nền kinh tế.

ong-paul-kim-giam-doc-khoi-dic-6716-9730-1698981648.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=L_DCt3gahuR6UmQrQ2B6BA

Ông Paul Kim công bố về các chỉ số đáng chú ý trong ACSS, ngày 1/11. Ảnh: UOB

Nghiên cứu chỉ ra, người Việt thuần thục hơn về kỹ thuật số, theo đó mức độ sử dụng các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại tăng đột biến. 54% số người được hỏi thể hiện rằng ngày càng tăng mức độ sử dụng kênh này trong năm qua. Hơn nửa số người khảo sát thích sử dụng các kênh trực tuyến để chuyển tiền ra nước ngoài và kiểm tra trạng thái điểm thưởng. Đối với các giao dịch phức tạp hơn như giá trị cao, nộp hồ sơ vay hoặc tái cấu trúc cho các khoản vay, mua bảo hiểm, người dùng vẫn coi trọng kênh trực tiếp hoặc kết hợp cả hai.

Trong lĩnh vực thanh toán, cách kênh phổ biến nhất với người dùng trong năm qua là: ví điện tử (67%), thanh toán qua thẻ trên ứng dụng di động (58%) và nền tảng thanh toán thương mại điện tử (55%). Bốn trong năm người tiêu dùng ở Việt Nam sử dụng ví điện tử ít nhất một lần một tuần và có xu hướng giới thiệu cho người khác. Momo là ví điện tử được người dùng ưa chuộng nhất, tiếp theo đến ZaloPay và VNPay.

Pic-2-6119-1698981649.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=XjQInniOoOKOmS69o1B8Ew

Thanh toán số được người Việt ưa chuộng. Ảnh: UOB

76% người được khảo sát ở Việt Nam kỳ vọng sẽ có tình hình tài chính tốt hơn vào tháng 6 năm sau. Con số này ở Indonesia là 74% và Thái Lan mức 68%.

Tỷ lệ trung bình ở khu vực ASEAN, 62% số người khảo sát đồng ý lạm phát là mối lo lắng hàng đầu của họ; 57% lo ngại về chi phí sinh hoạt tăng cao. So với khu vực, tỷ lệ người Việt Nam e ngại về hai lĩnh vực này cũng cao hơn, lần lượt là 66% với lạm phát và 62% lo phí sinh hoạt.

Cứ 10 người tiêu dùng ở Việt Nam thì có 8 người lo lắng về vấn đề tài chính. Ba mối quan tâm tài chính hàng đầu gồm: khả năng để dành tiền tiết kiệm (32%), duy trì lối sống hiện tại (32%) và đáp ứng nhu cầu tài chính, chăm sóc sức khỏe cha mẹ (30%). Do đó, người dùng thận trọng hơn với tài chính cũng như đầu tư của họ. 65% người khảo sát nói rằng đã theo dõi việc chi tiêu và tiền bạc chặt chẽ hơn thông qua nền tảng ngân hàng trực tuyến. Ngoài ra, 60% đã tìm hiểu thêm về các sản phẩm có ưu đãi, điểm thưởng hoặc tiết kiệm.

Sở thích về tài chính đang thay đổi khi người tiêu dùng phân bổ nhiều tiền hơn vào các công cụ rủi ro thấp như tiền gửi cố định ngân hàng (32%), kế hoạch bảo hiểm (28%). 25% số người được hỏi ở Việt Nam phân bổ nhiều tiền hơn vào bảo hiểm so với năm ngoái, cao hơn 4 điểm % so với người dùng trong khu vực.

40% người Việt được khảo sát cho biết họ đã đưa các khoản đầu tư bền vững vào danh mục đầu tư và 58% sẽ thực hiện nếu phù hợp khẩu vị rủi ro. Cứ 10 người thì có 9 người nói rằng đầu tư bền vững giúp đạt mục tiêu kép: lợi nhuận tài chính đi cùng có lợi cho môi trường.

photo-5-png-1698981625-1698981-5896-4902-1698981649.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8ELjaZ6xIfI-74F5WOyVVA

Các chỉ số nêu trong nghiên cứu. Ảnh: UOB

Ông Paul Kim phân tích, kết quả ACSS chỉ ra những ưu tiên, thói quen tiết kiệm, hành vi tài chính và sở thích kỹ thuật số của người tiêu dùng. Các chỉ số này có ý nghĩa với tổ chức tài chính, hỗ trợ điều chỉnh dịch vụ theo nhu cầu, tăng tương tác với khách hàng.

Cụ thể tại UOB, đơn vị cung cấp mô hình tương tác liền mạch từ trực tuyến đến trực tiếp. Với việc lập kế hoạch tài chính, nhà băng nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận dài hạn và quan tâm đến rủi ro, ưu tiên bảo vệ trước khi đầu tư. Đơn vị cung cấp bộ giải pháp đa lựa chọn về tiết kiệm, đầu tư, bảo vệ; giúp người dùng xây dựng kế hoạch tài chính linh hoạt, ổn định qua các chu kỳ kinh tế.

Minh Tú

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022