Quản lý tài chính cá nhân là quá trình rèn luyện, đòi hỏi sự hiểu biết và kỷ luật. Bàn về lĩnh vực này, TS Lê Thẩm Dương có buổi trò chuyện về cách quản lý dòng tiền, đặc biệt là hành vi chi tiêu - yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tích lũy, phát triển tài chính cá nhân.

IMG-5513-1744870105-7243-1744870305.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ej13X-qwCpPyEjchXF4edA

TS Lê Thẩm Dương tại talkshow "Đánh thức dòng tiền nhàn rỗi". Ảnh: VIB

- Trong quá trình quản lý tài chính cá nhân, mọi người có thể mắc những sai lầm phổ biến nào?

- Quản lý tài chính cá nhân, nếu nhìn từ góc độ chuyên môn, là một phần của quản trị tài chính với 5 bước: hoạch định, tiết kiệm, chi tiêu, kiếm tiền và cuối cùng là quản trị rủi ro. Trong đó, chi tiêu là mảng thường dẫn đến nhiều sai lầm nhất.

Nếu thống kê đầy đủ, mọi người có thể mắc đến 12 lỗi phổ biến khi chi tiêu, trong đó có ba lỗi lớn nhất: không hiểu bối cảnh hiện tại, tiêu theo cảm xúc, chạy theo xu hướng.

Cụ thể, một số người tiêu tiền dựa trên những thói quen cũ - những kiến thức từng rất hiệu quả trong quá khứ mà không nhận ra rằng môi trường hiện tại đã thay đổi. Điều này khiến nhiều người dù từng thành công, vẫn gặp khó khăn về tài chính.

Sai lầm thứ hai, nghiêm trọng hơn, là tiêu theo cảm xúc. Theo thống kê có đến 95-96% người tiêu dùng hành động theo cảm xúc. Trong khi đó, nguyên tắc vàng của tài chính cá nhân là: kiếm tiền bằng tri thức, tiêu tiền bằng kỷ luật và khả năng kiểm soát tâm lý. Phần lớn mọi người tiêu tiền dựa trên cảm xúc và thói quen thay vì lý trí. Đây là nguyên nhân khiến họ rơi vào các "bẫy" tài chính như tiêu hoang phí, tiêu theo ý chí người khác hoặc theo xu hướng không phù hợp với hoàn cảnh cá nhân. Sai lầm này mang tính hệ thống, rất phổ biến và khó khắc phục.

Sai lầm thứ ba là chi tiêu theo xu hướng, điều dễ thấy ở nhiều bạn trẻ Gen Z, Gen Alpha. Họ thích gì mua đó, làm theo người khác mà không đánh giá xem có thực sự phù hợp với bản thân hay không. Việc mất kiểm soát này càng lâu dài dẫn tới những hậu quả tài chính khôn lường.

Ba lỗi này chỉ là phần nổi của tảng băng, nhưng chúng đại diện cho những vấn đề cốt lõi mà ai cũng có thể gặp phải.

- Vậy mọi người nên làm thế nào để tránh những lỗi cơ bản trong chi tiêu, tức quản trị cảm xúc, chi tiêu hợp lý và duy trì được kỷ luật?

- Để quản trị cảm xúc và chi tiêu hợp lý, điều quan trọng nhất nằm ở hành vi - thứ phản ánh rõ nhận thức, thái độ và khả năng kiểm soát của mỗi người. Tài chính cá nhân không chỉ là một việc làm đơn lẻ mà là kỹ năng sống cần được rèn luyện nghiêm túc. Muốn quản trị tốt, mỗi người phải nhận thức được vai trò của tài chính trong cuộc sống, từ đó hình thành ý thức và chuyển thành hành động cụ thể.

Hành vi con người được cấu thành bởi 4 tầng. Tầng đầu tiên là nhận thức, hiểu rõ điều gì là đúng, cần thiết, chẳng hạn như biết rằng cần chi tiêu hợp lý. Tầng thứ hai là thái độ, nơi cảm xúc bắt đầu can thiệp. Nhiều người nhận thức rõ một món đồ là không cần thiết, nhưng vẫn mua chỉ vì cảm xúc lấn át lý trí.

Tầng thứ ba là hành động, thực sự làm được điều mình biết là đúng. Và tầng cuối cùng là khả năng dẫn dắt, khi một người không chỉ làm tốt mà còn ảnh hưởng tích cực đến người khác, trở thành hình mẫu trong hành vi tài chính.

Trong chi tiêu, người ta thường không thiếu nhận thức, mà thiếu kỷ luật. Họ biết rõ cái gì không nên mua nhưng vẫn chi vì cảm xúc. Do đó việc quản lý tài chính cá nhân không thể chỉ dừng lại ở hiểu biết, mà phải xuất phát từ mong muốn thay đổi và sự kiên trì trong hành động. Kỷ luật, nếu không đi kèm với ý chí và hành động cụ thể, thì cũng chỉ dừng ở mức ý tưởng.

- Nếu có giải pháp giúp hạn chế chi tiêu không cần thiết mà vẫn sinh lời trên tài khoản thanh toán, điều đó có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng không?

- Chắc chắn là có! Đây là một nguyên lý cơ bản trong kinh tế học: lý thuyết lợi ích. Nghĩa là, nếu tôi mang lại cho anh một lợi ích cụ thể, tôi có thể điều khiển hành vi của anh và quan trọng hơn, chính anh sẽ tự điều khiển hành vi của mình.

Hiện nay, phần lớn tài khoản thanh toán chỉ có lãi suất khoảng 0,1% mỗi năm, gần như không đủ tạo động lực giữ tiền trong tài khoản. Nhưng nếu ngân hàng có thể nâng mức sinh lời lên 2,5% hoặc thậm chí 4,3% mỗi năm, đồng thời đảm bảo người dùng có thể rút và sử dụng tiền linh hoạt bất cứ lúc nào, hành vi tài chính chắc chắn thay đổi. Lúc đó, thay vì tiêu ngay, người dùng bắt đầu cân nhắc giữ tiền để sinh lời.

Tuy nhiên, yếu tố then chốt là: chỉ khi người dùng cảm thấy giải pháp đó thực sự đáng tin, minh bạch, an toàn và dễ sử dụng, thì hành vi mới thay đổi mạnh mẽ. Ngân hàng không chỉ kinh doanh sản phẩm, mà còn xây dựng lòng tin. Khi niềm tin được củng cố, người dùng không dừng lại ở nhận thức mà sẽ hành động theo hướng kỷ luật hơn trong tài chính cá nhân.

- Hành động trong quản lý tài chính cá nhân có sự khác nhau ra sao giữa các nhóm người dùng?

- Có thể chia người dùng thành ba nhóm chính: giới trẻ mới đi làm, người làm công ăn lương và nhóm tự kinh doanh, nhà đầu tư cá nhân. Mỗi nhóm có cách tiếp cận tài chính khác nhau và vì thế các công cụ hỗ trợ cũng cần phù hợp.

Với nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc người kinh doanh tự do, nhóm này mang tư duy tài chính rõ ràng nhất. Họ thường có ba thói quen: luôn tìm cách tăng thu nhập, chi tiêu tiết kiệm nhưng không bần tiện và quản trị rủi ro tốt. Họ hiểu rằng tiết kiệm không phải là cắt giảm giá trị mà là tối ưu chi phí cho cùng một kết quả. Đồng thời, nhóm này cũng có khả năng lên kịch bản và chủ động ứng phó với biến động, thay vì cố gắng đoán chính xác tương lai.

Tiết kiệm không phải là ăn ít, mặc đơn, mà là "đảm bảo giá trị đủ dùng, không dư thừa". Ví dụ người vợ biết tính toán: vẫn lo đủ dinh dưỡng cho chồng, nhưng không mua sắm phung phí. Đó là tiết kiệm, không phải hà tiện.

Với nhóm này, giải pháp tài chính như tài khoản Siêu lợi suất của VIB có thể hỗ trợ toàn diện. Thứ nhất về tăng thu, khoản tiền trong tài khoản thanh toán có thể sinh lời mỗi ngày với mức lợi suất lên đến 4,3% một năm. Đây là nguồn thu thụ động không nhỏ. Thứ hai là tiết kiệm, giải pháp này giúp tiền không bị "ngủ quên" mà vận động liên tục tạo lợi nhuận, khi thấy tiền nhàn rỗi sinh lời, người ta sẽ kiểm soát chi tiêu. Thứ ba chính là quản trị rủi ro, sản phẩm vẫn giữ được tính thanh khoản cao, người dùng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không mất lợi tức, rất phù hợp với nhu cầu dự phòng trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

Các giải pháp như vậy không chỉ giúp tối ưu dòng tiền, mà còn củng cố thêm thói quen tài chính vốn đã rất vững vàng của nhóm người này.

- Vậy với nhóm làm công ăn lương, giải pháp Siêu lợi suất có cải thiện được tài chính của họ?

- Hai vấn đề lớn nhất mà nhóm làm công ăn lương phải đối mặt là: làm sao duy trì cuộc sống hàng ngày và chuẩn bị cho tương lai như mua nhà, lo cho con cái. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, họ không chỉ cần ăn no mặc ấm mà còn bị cuốn vào làn sóng cá nhân hóa, thể hiện hóa, từ đó tạo áp lực chi tiêu rất lớn. Nếu không kiểm soát tốt, rất dễ rơi vào tình trạng "vung tay quá trán", thậm chí nợ nần.

Giải pháp tài chính như tài khoản Siêu lợi suất của VIB có thể hỗ trợ nhóm này trên ba khía cạnh. Thứ nhất, giúp họ hình thành thói quen tiết kiệm một cách tự nhiên. Khi nhìn thấy tiền trong tài khoản sinh lời mỗi ngày, dù chỉ vài chục nghìn đồng, họ sẽ bắt đầu cân nhắc lại hành vi tiêu xài. Sự thay đổi thói quen bắt đầu từ hành động nhỏ như vậy.

Thứ hai, giúp tăng thu nhập thụ động. Số tiền tích lũy ban đầu có thể nhỏ, nhưng sau vài tháng sẽ thấy rõ con số lớn hơn. Điều quan trọng là họ thấy mình có thêm tiền mà không cần phải làm gì nhiều, từ đó khuyến khích việc tiết kiệm nhiều hơn. Thứ ba, sản phẩm này đảm bảo tính thanh khoản cao, nghĩa là khi cần chi đột xuất như đau ốm hay đóng học phí, họ có thể rút ra ngay mà không mất đi khoản lời đã tích lũy.

Không kém phần quan trọng, sản phẩm còn giúp nhóm này làm quen với thị trường tài chính, từ chỗ chỉ biết tiêu hết tiền mình kiếm được, chuyển sang tư duy để tiền làm việc cho mình. Đây chính là bước đệm để họ có thể tiến lên các phân khúc cao hơn như tự doanh.

- Nhóm cuối cùng mà ông nhắc đến là giới trẻ - đa số là người tiêu dùng theo cảm xúc. Ông có chia sẻ gì để họ quản trị tài chính tốt hơn?

- Với giới trẻ, phân khúc đang chịu ảnh hưởng của xu hướng xã hội và sự bùng nổ thông tin, tôi cho rằng cần giúp họ nhận thức nhanh hơn để tránh trả giá vì thiếu kiến thức. Một số bạn trẻ hiện nay đã có tư duy tài chính tốt, chủ động học hỏi và tiết kiệm ngay từ sớm. Nếu được định hướng đúng, họ sẽ trở thành lực lượng tiên phong tạo ra xu hướng tiêu dùng và đầu tư mới. Chính các sản phẩm tài chính như tài khoản Siêu lợi suất là công cụ phù hợp để rèn luyện lối sống đó.

Giải pháp tài chính như Siêu lợi suất giúp nhóm này tối ưu hóa dòng thu và cắt giảm chi tiêu không cần thiết, biến khoản nhàn rỗi thành nguồn sinh lợi. Đối với nhóm người trẻ chưa có thói quen tiêu tiền lành mạnh, nếu không nhận thức kịp thời, họ sẽ phải học bằng thất bại. Tôi gọi đó là "thầy đời". Nhưng không ai muốn họ thất bại cả. Ngược lại, nếu ngân hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính có thể tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, lấn át được những cám dỗ vô bổ, thì tôi tin họ sẽ thay đổi được hành vi.

- Ông nêu nhiều ví dụ về lợi ích của tài khoản Siêu lợi suất VIB với từng nhóm, nếu xét rộng hơn, giải pháp này mang đến những hiệu quả gì trong mục tiêu quản trị tài chính cá nhân?

- Theo tôi thấy giải pháp Siêu lợi suất này của VIB đang đi đúng vào khe hở (tức nhu cầu) của thị trường. Đầu tiên, lợi suất 4,3% một năm - mức sinh lời cao trong nhóm các tài khoản thanh toán trên thị trường hiện nay. Thứ hai là tính linh hoạt tài khoản hoạt động 24/24, tiền có thể rút bất cứ lúc nào mà vẫn sinh lời. Kế nữa là sự đơn giản người dùng không cần hiểu quá sâu về tài chính vẫn có thể sử dụng dễ dàng.

Nhưng cái "lợi" lớn hơn nằm ở tầm vĩ mô. Sản phẩm giúp hình thành thói quen tài chính văn minh, giảm thanh toán bằng tiền mặt, góp phần quản trị xã hội. Về mặt vi mô, nó không chỉ tạo thêm thu nhập cho một cá nhân, mà còn giúp hình thành tư duy thị trường, thói quen tài chính cho cả cộng đồng.

Tuy nhiên, tính minh bạch là yếu tố then chốt. Nếu ngân hàng không minh bạch, rõ ràng, thì lợi suất cao đến đâu cũng không đủ tạo niềm tin. Trải nghiệm người dùng phải tốt, rõ ràng từng chi tiết, từ cách tư vấn đến thực tế vận hành, thì người dùng mới tin tưởng lâu dài.

Hoàng Đan

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022