Cơ quan xếp hạng tín nhiệm toàn cầu cho biết, Việt Nam có thể được hưởng lợi từ "friend-shoring" (sản xuất tại các quốc gia bằng hữu) - một xu hướng gần đây đang nổi lên. Theo đó, các doanh nghiệp tìm cách giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng bằng cách đa dạng hóa một phần nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất hoặc logistics. cho các quốc gia có chung giá trị.

Vietnam-01-9172-1667377013.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RB470ZUXG3gNiHGIgYMF9A

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam đang có những bước tiến tăng trưởng. Ảnh: Asia Insurance Review

Trong báo cáo "Triển vọng phân khúc thị trường: Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam", AM Best cho biết phân khúc bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam có triển vọng ổn định, với lý do tăng trưởng thị trường được củng cố bởi các biến động kinh tế. Đồng thời, quy định phát triển dự kiến cũng thúc đẩy tăng trưởng và tăng lãi suất trong nước, từ đó có lợi cho thu nhập đầu tư.

Ngoài ra, luật kinh doanh bảo hiểm mới có hiệu lực vào đầu năm 2023 có thể dẫn đến nhiều công ty nước ngoài tham gia thị trường và có khả năng cạnh tranh lớn hơn theo thời gian.

AM Best xem những lợi ích khi các công ty nước ngoài tham gia bao gồm: chuyển giao kiến thức, cạnh tranh lành mạnh, sự linh hoạt bổ sung về tài chính... vượt trội hơn những tiêu cực.

Chris Lim, nhà phân tích tài chính cấp cao của AM Best cho biết: "Những thay đổi quy định này sẽ tăng cường khả năng phục hồi tài chính của thị trường và thúc đẩy tính minh bạch rủi ro khi nó trưởng thành". Bà cũng nói thêm, các công ty bảo hiểm Việt Nam có thể phải quản lý rủi ro chuyển đổi phát sinh từ sự phát triển này. Điều này sẽ trở thành áp lực đối với họ để đảm bảo tài năng quản lý rủi ro hoặc tính toán phù hợp để tuân thủ các yêu cầu mới.

Theo báo cáo, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ việc lãi suất trong nước tăng hỗ trợ cho thu nhập đầu tư. Mặc dù tăng trưởng kinh tế và phục hồi sau đại dịch đã được củng cố bởi lãi suất thấp, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã cho thấy ý định thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát gia tăng và ổn định đồng tiền Việt.

"Áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ có khả năng chuyển thành lãi suất tăng trong trước mắt và trung hạn. Do tiền gửi có kỳ hạn và các công cụ thu nhập cố định chiếm phần lớn tổng đầu tư của phân khúc phi nhân thọ, việc lãi suất dần phục hồi về mức trước đại dịch được xem là hỗ trợ cho thu nhập phi kỹ thuật của thị trường và hiệu quả hoạt động nói chung", ông Michael Dunckley, Giám đốc AM Best phân tích.

Trước đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022 với mức tăng trưởng 13,6%, theo thống kê của thị trường.

Thanh Thư (theo Asia Insurance Review)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022