Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 được Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức tại Hà Nội. Chương trình có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt giải.

Đại diện PVCFC cho hay, để đạt được danh hiện này, công ty đáp ứng các tiêu chí về chất lượng - đổi mới sáng tạo - năng lực tiên phong trên thị trường. Đơn vị chú trọng tiếp cận các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu, tiêu dùng của người tiêu dùng quốc tế. Qua đó hướng tới mục tiêu vừa phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh vừa đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp bền vững.

z6000771217372-ad7c6774484f025-3983-6463-1730793521.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=f8YbSDG56toWrhbQ5tk2vg

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó tổng giám đốc PVCFC đại diện công ty nhận giải. Ảnh: PVCFC

PVCFC cũng vận dụng thế mạnh, nghiên cứu khoa học để thử nghiệm, sáng tạo thêm chủng loại phân bón mới, tối ưu giá trị cho nông nghiệp. Công ty đồng thời triển khai nhiều hội thảo nhằm chia sẻ về kiến thức, kỹ thuật canh tác và bón phân cho bà con nông dân. Tại các hội thảo, nông dân được cung cấp giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công...), tăng lợi nhuận sản xuất.

Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó tổng giám đốc PVCFC cho biết Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện thường kỳ hai năm một lần, từ năm 2003. Với PVCFC, đây là lần thứ 6 liên tiếp đơn vị được vinh danh. Danh hiệu này góp phần củng cố vị thế sản phẩm của công ty tại thị trường trong nước, tạo thêm động lực để tập thể không ngừng "kiến tạo giá trị", phát triển thương hiệu ra quốc tế.

Hiện các sản phẩm của đơn vị đã có mặt tại gần 20 thị trường lớn trên thế giới, bao gồm những quốc gia có yêu cầu cao là Australia và New Zealand. Điều này góp phần gia tăng uy tín, vị thế nông nghiệp Việt trên thị trường quốc tế.

Bà Hiền chia sẻ thêm, trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu. Thế giới đang chuyển dần từ mô hình kinh tế tiêu thụ tài nguyên truyền thống sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm. Phân bón Cà Mau và các doanh nghiệp Việt với khả năng sáng tạo của mình, có thể tận dụng cơ hội này để vươn lên, đóng vai trò tích cực trong sự chuyển dịch toàn cầu.

Hoàng Đan

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022