Việc được công nhận sẽ làm giảm thuế nhập khẩu áp lên nhiều sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ. Ví dụ, thuế áp với tôm đông lạnh của Việt Nam hiện là 25,76%. Tuy nhiên, sản phẩm này từ Thái Lan - nước được công nhận là nền kinh tế thị trường - chỉ chịu thuế 5,34%.

Các hãng thép và doanh nghiệp tôm tại Mỹ không đồng ý công nhận Việt Nam. Tuy nhiên, các hãng bán lẻ và nhiều nhóm doanh nghiệp khác lại ủng hộ.

Bộ Thương mại Mỹ hôm 8/5 sẽ nghe lập luận của cả hai bên, trong một cuộc điều trần trực tuyến tại Washington. Đây là một phần quá trình đánh giá dự kiến hoàn thành cuối tháng 7.

USA-VN-3-JPG-8570-1715162335.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pncWbJPHgkS4QRp-KTlCQQ

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Việt Nam năm 2023. Ảnh: Ngọc Thành - Giang Huy

Năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm Việt Nam. Hai nước nâng cấp quan hệ hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Trong cuộc gặp năm ngoái, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng thúc giục Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

"Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường rồi. Việt Nam đáp ứng các tiêu chí quan trọng, như khả năng chuyển đổi của tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận một cách chính xác. Doanh nghiệp Mỹ đầu tư mạnh tay vào Việt Nam, qua đó công nhận tiềm năng tăng trưởng của nước này", Ted Osius - cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, hiện là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN cho biết trên Reuters.

Bộ Thương mại Mỹ dựa vào nhóm tiêu chí để công nhận một nền kinh tế có phải là nền kinh tế thị trường hay không. Đó là, tiền tệ được tự do chuyển đổi; mức lương được trả theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động; cho phép lập liên doanh và đầu tư nước ngoài.

Họ còn cân nhắc các yếu tố như liệu chính phủ có kiểm soát công cụ sản xuất, hoặc can thiệp vào phân phối tài nguyên hoặc giá cả, sản lượng hay không.

Hà Thu (theo Reuters)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022