Chương trình do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức, có sự thẩm định từ HSBC Việt Nam, PwC, Schneider Electric, Viện Kinh tế Tuần hoàn... Các tiêu chí đánh giá tập trung vào hiệu quả quản trị, tác động xã hội - môi trường và năng lực tạo giá trị dài hạn.

Đại diện Masan cho biết, đây là năm thứ tư liên tiếp đơn vị có mặt trong bảng xếp hạng, được công nhận ở cả hai hạng mục trọng yếu: quản trị doanh nghiệp xuất sắc và hoạt động CSR (Corporate Social Responsibility - trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) nổi bật.

tap-doan-masan-dat-2-hang-muc-8337-1632-1752650768.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=U56TeObfUhaE6vaUY7GkHA

Đại diện Masan (giữa) nhận chứng nhận "Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu". Ảnh: Masan

Masan là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về tiêu dùng - bán lẻ, đơn vị hoạt động với triết lý "doing well by doing good" (Phát triển bằng cách làm điều tốt). Tập đoàn đặt mục tiêu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu có chất lượng, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của hơn 100 triệu người tiêu dùng tại Việt Nam và quốc tế.

Hệ sinh thái của Masan gồm các công ty thành viên, thương hiệu hoạt động trong nhiều lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng như: hàng tiêu dùng nhanh Masan Consumer (Chin-Su, Nam Ngư, Omachi, Wake-Up 247); thịt có thương hiệu - Masan MEATLife (MEATDeli, Ponnie, Heo Cao Bồi). Đơn vị còn có chuỗi bán lẻ - WinCommerce (WinMart, WinMart+); chuỗi trà và cà phê Phúc Long Heritage (Phúc Long); Masan High-Tech Materials (vật liệu công nghệ cao).

Trên hành trình phát triển, doanh nghiệp từng bước tích hợp yếu tố bền vững vào chiến lược kinh doanh, với mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng tài chính và trách nhiệm môi trường - xã hội - quản trị (ESG). Định hướng này được cụ thể hóa thông qua các hoạt động như đổi mới sản phẩm, quản trị chuỗi cung ứng, tuân thủ tiêu chuẩn an toàn và triển khai các sáng kiến cộng đồng dài hạn.

Để tăng tính đồng bộ, Masan thành lập Ủy ban ESG cấp tập đoàn từ năm 2023 nhằm điều phối, giám sát việc thực thi trên toàn hệ sinh thái. Khung phát triển bền vững của doanh nghiệp dựa trên ba trụ cột: thúc đẩy đổi mới, tăng trưởng bền vững; chăm sóc môi trường - cộng đồng; nhân viên và khách hàng tin yêu.

Các tiêu chuẩn trên được xây dựng phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế như: Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc và IFC Performance Standards. Qua đó, đơn vị hướng đến việc vận hành hiệu quả đi kèm trách nhiệm môi trường và xã hội trong dài hạn.

WinCommerce-day-manh-hoat-dong-3132-5537-1752650768.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8Tmn3z01rw66eosazX78xg

Người dùng lựa chọn các sản phẩm của doanh nghiệp. Ảnh: Masan

Masan hiện sở hữu hệ sinh thái đa ngành với các thương hiệu tiêu biểu như Chin-Su, Nam Ngư, Omachi, MEATDeli, WinMart, Phúc Long, Masan High-Tech Materials... Tập đoàn theo đuổi chiến lược "phát triển bằng cách làm điều tốt", tập trung cung cấp sản phẩm thiết yếu cho hơn 100 triệu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Từ năm 2023, Masan thành lập Ủy ban ESG cấp tập đoàn, điều phối việc thực thi chiến lược bền vững trên toàn hệ sinh thái. Mô hình phát triển dựa trên ba trụ cột: đổi mới và tăng trưởng bền vững; chăm sóc môi trường - cộng đồng; xây dựng niềm tin từ nhân viên và khách hàng. Các hoạt động tuân theo các chuẩn mực quốc tế như SDGs (Liên Hợp Quốc) và IFC Performance Standards.

Năm 2024, 100% nhà máy của Masan đạt chứng nhận an toàn thực phẩm quốc tế, tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo vượt 25%. Tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm vị trí quản lý cấp trung trở lên đạt 43%, chiếm 62% lực lượng lao động toàn hệ thống. Masan cũng tổ chức hơn 2.500 lớp đào tạo nội bộ, với 58.000 lượt tham gia.

Mot-trieu-bua-com-co-thit-do-C-6795-5775-1752650768.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FCdygQJOdTL6EvASYvcDiQ

Chương trình cộng đồng "Một triệu bữa cơm có thịt" của tập đoàn. Ảnh: Masan

Về hoạt động cộng đồng, tập đoàn phân bổ hơn 144 tỷ đồng cho các chương trình giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Riêng Masan Consumer triển khai 9 chương trình, với tổng ngân sách trên 25 tỷ đồng. Các công ty thành viên như Masan MEATLife, WinCommerce, Masan High-Tech Materials cũng tích cực tham gia các sáng kiến ESG riêng.

Tại Nghệ An, hệ thống trang trại heo ứng dụng công nghệ xử lý khí sinh học, tạo ra 3,67 triệu m3 methane phục vụ sản xuất điện tại chỗ, góp phần tiết giảm chi phí và giảm phát thải. Trong ngành bán lẻ, WinCommerce khuyến khích sử dụng túi phân hủy sinh học tại điểm bán. Masan High-Tech Materials hợp tác với Viện UFU (CHLB Đức) trồng thử nghiệm cây keo lai tại khu vực sau khai thác, với khả năng hấp thụ hơn 170 tấn CO2 mỗi hecta sau 6 năm.

Đại diện tập đoàn cho biết, ESG không phải là chiến dịch ngắn hạn mà là định hướng cốt lõi trong vận hành doanh nghiệp. "Chúng tôi hướng đến việc trở thành doanh nghiệp gắn kết giữa tăng trưởng và trách nhiệm xã hội - yếu tố ngày càng quan trọng trong thu hút dòng vốn đầu tư bền vững", vị này nói.

Hoàng Đan

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022