Đại dịch tác động lên mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng dẫn đến lạm phát trong chi phí sản xuất, vận chuyển và tình trạng thiếu hụt lao động... Tỷ lệ lạm phát cao làm giảm tốc độ tăng trưởng có liên quan chặt chẽ đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, sự gián đoạn chuỗi cung ứng tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo đó, tăng trưởng năm 2021 đạt 5.9%, tuy nhiên, năm 2022 dự báo tăng trưởng giảm xuống mức 4.4%. Ngoài ra, IMF còn dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục tăng, "trung bình 3,9% ở các nền kinh tế phát triển và 5,9% ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển vào năm 2022".

DSB5AAA7RNLSPKK36DT7RLHVM4-jpe-6560-4146-1660123414.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jOpH4kLUXAAP6NQPl-s_BA

Các container được chuyển từ tàu lên đất liền tại cảng Los Angeles, California, Mỹ, ngày 22/11/2021. Ảnh:Mike Blake

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), chỉ số giá lương thực - thước đo mức độ thay đổi hàng tháng của giá quốc tế của 5 nhóm hàng hóa đạt mức cao nhất trong 10 năm qua vào 2022. Sự gia tăng này tác động đến những người thu nhập thấp trong việc mua thực phẩm phục vụ trực tiếp cho cuộc sinh và sinh hoạt.

Đồng thời, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đưa ra các dự báo về ảnh hưởng của việc gián đoạn chuỗi cung ứng đến sự phát triển của các nền kinh tế. Đối với Canada, nền kinh tế cơ bản đã phục hồi sau Covid-19, tuy nhiên, ảnh hưởng của xung đột Nga và Ukraine đã đẩy giá nguyên liệu lên cao làm gia tăng áp lực lạm phát tiềm ẩn.

Đồng thời, hạn chế về nguồn cung liên tục của nguyên liệu có thể đẩy lạm phát tiếp tục tăng cao trong thời gian dài và giảm sức mua của người tiêu dùng. Song GDP của Canada cơ bản được dự báo vẫn sẽ tăng 3,8% vào năm 2022 và 2,6% vào năm 2023.

Nhiều chuyên gia cho rằng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đi kèm với khủng hoảng do Covid-19 vẫn sẽ gây ra ảnh hưởng đối với nền kinh tế. Trong tương lai, chính sách của các quốc gia và sự phát triển kinh tế địa phương có vai trò quan trọng trong việc khôi phục các hoạt động tiêu chuẩn của chuỗi cung ứng.

Khi nhiều quốc gia ngày càng phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực của gián đoạn chuỗi cung ứng, khu vực hóa chuỗi cung ứng là giải pháp được đưa ra. Theo báo cáo về thị trường Bắc Mỹ năm 2021, 83% các nhà sản xuất đang có kế hoạch tìm kiếm thêm các nhà cung cấp Bắc Mỹ vào chuỗi cung ứng của họ trong vòng một năm tới.

Tại Việt Nam, để hạn chế các tác động từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn cung để giảm chi phí và đảm bảo thời gian phục hồi cho chuỗi cung ứng. Với việc nối chuyến hàng không quốc tế trở lại, các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để phát triển và kế hoạch giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng mang lại.

Hồng Thảo (theo MCGill)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022