Tiết kiệm là xu hướng tiêu dùng chính trong hai năm gần đây. Báo cáo xu hướng tài chính Financial Trends Report 2023 của Decision Lab chỉ ra 50% người khảo sát cho biết tiết kiệm là ưu tiên hàng đầu và 48% muốn đảm bảo an toàn tài chính. Việc cân nhắc kỹ tài chính tiếp tục được duy trì trong năm 2024 dẫn đến nhiều xu hướng tiêu dùng, nổi bật là "tiết kiệm ồn ào" của giới trẻ.

Người trẻ dè dặt khi chi tiền

Nhiều người trẻ theo đuổi "tiết kiệm ồn ào" sẵn sàng nói không với những thứ không cần thiết như những buổi tiệc tùng với cơ quan, gặp gỡ bạn bè hàng tuần, các chuyến đi du lịch tốn kém. Thay vào đó, họ cân nhắc kỹ và chỉ chi tiền cho những gì mang lại giá trị, phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Văn Dũng, 23 tuổi, nhân viên tại một đơn vị bán lẻ ở quận 3, TP HCM. Mới ra trường, mức lương của Văn Dũng là 7,5 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương này chỉ vừa đủ để trả tiền phòng trọ và các nhu cầu cơ bản như ăn uống, đi lại, quần áo. Vì thế, nam nhân viên văn phòng luôn ưu tiên tiết kiệm, ăn những món đơn giản, mua sắm khi thật sự cần thiết. Mỗi tháng, anh cũng chỉ hẹn gặp bạn bè một lần, thường là ở những quán cà phê vỉa hè, giá bình dân.

Với nhu cầu đi lại, Văn Dũng cho biết gần như tự lái xe dù nhà cách công ty hơn 10 km. Anh muốn di chuyển tiện lợi bằng xe công nghệ, nhất là vào giờ cao điểm nhưng luôn cân nhắc về giá. Chỉ khi xe hỏng hoặc quá mệt, anh mới đặt xe công nghệ để di chuyển. "Đặt xe công nghệ rất tiện, nhưng nếu hãng có dịch vụ giá rẻ thì tôi sẽ sử dụng thường xuyên hơn", anh nói.

Grab11-5696-1719367673.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IUtCk2nH2Z3yHcvk7Ys8FQ

Nhân viên văn phòng đi làm bằng Grab. Ảnh: Thanh Tùng

Trường hợp như Dũng không hiếm khi giới trẻ ngày càng khắt khe hơn trong chi tiêu. Khảo sát cuối tháng 5 của VnExpress với 1.500 độc giả cho thấy có hơn 90% cân nhắc về giá cả nếu đặt xe công nghệ, nhất là vào giờ cao điểm.

Xu hướng chi tiêu của người trẻ - nhóm khách hàng chủ lực, trở thành bài toán cho hầu hết các hãng xe hiện nay. Để đánh trúng tâm lý của thế hệ Millennials, GenZ, các hãng liên tục phải cải tiến chính sách giá cả, đưa ra nhiều ưu đãi hơn. Với Dũng, anh cho biết sẵn sàng chấp nhận cắt giảm các quyền lợi để được hưởng giá rẻ hơn.

Hãng xe công nghệ chạy đua giá tốt

Nhận thấy sự biến chuyển trong xu hướng chi tiêu, từ nửa cuối năm 2023, Grab đã đưa ra chiến lược "giá hợp lý".

Chiến lược này khởi đầu bằng việc Grab Việt Nam cung cấp cho người dùng thêm nhiều lựa chọn di chuyển và giao hàng với mức giá tốt hơn. Nổi bật là việc hãng giới thiệu hai dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm. Thời điểm mới ra mắt năm 2023, giá cước các dịch vụ này thấp hơn đến 10% so với GrabBike và GrabCar thông thường. Tuy nhiên, dịch vụ này chỉ được mở trong một số khung giờ cố định.

Ở thời điểm đó, chiến lược giá hợp lý giúp Grab đến gần hơn với người dùng, thu hút thêm nhiều khách hàng mới nhờ di chuyển tiện lợi với chi phí phải chăng. Qua năm 2024, nhận thấy thị trường vẫn giữ xu hướng chi tiêu tiết kiệm, Grab tiếp tục theo đuổi chiến lược này với nhiều cải tiến mới trong dịch vụ và tính năng. Mục tiêu của hãng xe là mang đến mức giá ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng ngày của người dùng, cả trong khung giờ cao điểm.

Thay vì chỉ mở trong một số khung giờ cố định như trước, GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm được bật mọi thời điểm trong ngày. Giá cước từ thấp hơn 10%, được nâng lên đến 20% so với dịch vụ GrabBike và GrabCar thông thường. Người dùng đặt xe ở mọi khung giờ đều có thể tiếp cận với mức giá tốt, tiện lợi hơn.

Riêng với khung cao điểm, vốn là lúc người dùng ngại đặt xe, Grab đưa ra chương trình tự động áp thêm mã ưu đãi lên đến 20%. Ưu đãi này áp dụng khung giờ 6-9h và 17-20h tại TP HCM và Hà Nội.

GrabBike-6825-1719367673.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WXDKpc_-776U2d0YiStNcA

Người dùng đặt GrabCar Tiết Kiệm. Ảnh: Thanh Tùng

Theo đại diện Grab, chiến lược này phù hợp với nhóm người dùng cao cấp lẫn giới văn phòng, sinh viên - những người tìm kiếm sự tiện lợi đi kèm mức giá phải chăng. Khi trải nghiệm và cảm nhận sự liền mạch, tiện ích, họ sẽ tăng tần suất sử dụng từ "thỉnh thoảng" lên mức "thường xuyên".

Với người dùng nhạy cảm về giá, họ sẵn sàng chờ đợi lâu hơn một chút để được ưu đãi nhiều hơn. Ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam phân tích, với học sinh hay sinh viên, chỉ 3.000 đồng cũng khiến họ thay đổi quyết định. Ví dụ 10 lần sẽ tiết kiệm 30.000 đồng, nghĩa là có thêm khoản tích lũy. Lãnh đạo Grab cho rằng duy trì mức giá tốt về lâu dài là cách giữ chân người dùng cũ và thu hút thêm người dùng mới.

Như trường hợp của Văn Dũng, từ lúc có dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm và ưu đãi giờ cao điểm, tần suất đặt Grab của anh đã nhiều hơn. Theo anh, mức giá hiện tại tối ưu, đi cùng với đó là sự an toàn, thoải mái khi di chuyển giờ cao điểm. "Tôi đỡ mệt hơn khi tự lái xe. Mức giá bỏ ra xứng đáng với trải nghiệm và cũng phù hợp với túi tiền hơn", Dũng nói.

Grab cho biết chiến lược giá hợp lý sẽ tiếp tục duy trì và cải tiến thời gian tới. Chiến lược này giúp Grab Việt Nam ghi nhận tăng trưởng từ cả phía người tiêu dùng và tài xế thời gian qua. Riêng ở mảng giao đồ ăn, tính năng lựa chọn giao tiết kiệm của GrabFood giúp người dùng tiết kiệm hơn 28 tỷ đồng, từ tháng 3 đến tháng 12/2023.

Hoài Phương

  • Muôn cảm xúc khi di chuyển giờ cao điểm
  • Người trẻ đặt xe công nghệ vì muốn 'tiện và rẻ'
  • Hãng xe công nghệ hút người dùng bằng chiến lược giá hợp lý
  • Lý do giới trẻ chọn xe công nghệ vào giờ cao điểm

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022