Lấy ý tưởng thiết kế từ các loại hình học, phòng trưng bày Ya Space mang đến không gian triển lãm nội thất mới lạ, độc đáo, đưa du khách đến với nhiều trải nghiệm cảm giác bất ngờ.
Thông tin dự án:
- Kiến trúc sư: PIG DESIGN
- Địa điểm: Hàng Châu , Chiết Giang , Trung Quốc
- Năm dự án: 2020
- Ảnh: Feng Shao
- Nhà sản xuất: Memphis
Ya Space là một dự án về không gian triển lãm đồ nội thất, trong đó đồ nội thất Memphis là vật trưng bày chính. Cái tên “Ya Space” không chỉ được lấy cảm hứng từ biệt danh của thành phố vách đá Memphis ở Trung Quốc (“Vách đá” được phát âm là “Ya” trong tiếng Trung), mà còn mang lại những trải nghiệm cảm giác bất ngờ mà nội thất Memphis mang đến cho con người. Các yếu tố đại diện cho phong cách nổi bật của Memphis bao gồm các dạng hình học và bố cục tự do.
Các nhà thiết kế đã xác định các ưu tiên trong việc lựa chọn vật liệu và màu sắc không gian mang lại hiệu ứng hình ảnh vượt trội với kết cấu nâng cao và các khái niệm bền vững hơn. Được xây dựng bằng những tấm thép không gỉ dạng sóng dựa trên ý tưởng thiết kế “vách đá”, mặt tiền của dự án được đặc trưng bởi các hiệu ứng hình ảnh kỳ lạ và cấu trúc, kỹ thuật phức tạp.
Trong quá trình xây dựng, nhóm thiết kế không ngừng cải tiến phần viền và kết nối các tấm tôn cũng như chú trọng xử lý các điểm nút và vật liệu để đảm bảo một hình ảnh tổng thể tốt nhất. Lối vào được đánh dấu bởi một dấu chấm than lớn, dẫn du khách bước vào khám phá thế giới nội thất chưa từng được biết đến. Tất cả các yếu tố thị giác được cảm nhận trước đó sẽ tạo thành một “chỉ số” của không gian đặc biệt và bất quy tắc.
Không gian nội thất bao gồm hai tầng: Tầng 1 tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm độc đáo cho khách hàng và tạo ra nhịp điệu không gian khi kết hợp sáng tạo các hình dạng hình học. Tiền sảnh được thiết kế gồm những bậc thang không đều được lát bằng đá đen, cánh cửa mở mang lại cảm giác trật tự và làm phong phú thêm trải nghiệm thị giác, cùng với đó là khung cảnh giống như trò chơi của khối xây dựng đang cố gắng phá vỡ rào cản thông thường của lớp học.
Vô số điểm nhìn thị giác được hình thành bởi sự kết hợp của các cấu trúc có hình dạng khác nhau. Mỗi cấu trúc đều là một điểm nhìn và khung được hình thành từ dạng hình học cắt. Những bóng đèn tròn đúc và đèn khuếch tán treo trên trần nhà tạo ra một bầu không khí bồng bềnh siêu thực.
Quầy bar được tạo thành từ hệ thống cột hình trụ, một số hệ thống lắp đặt kim loại độc lập tạo nên tay vịn của cầu thang. Trong không gian này, sân khấu để trưng bày và trải nghiệm được cấu thành từ những vật dụng bình thường. Rất nhiều cấu trúc nội thất sử dụng vật liệu tương tự như những bức tường, khiến chúng giống như những vật thể tự nhiên “mọc lên” từ không gian.
Toàn bộ không gian trên tầng 2 được sử dụng để diễn ra triển lãm. Các bề mặt bên trong bao gồm hệ thống màn hình hình học có thể di chuyển được. Thiết kế vẫn theo ý tưởng “điểm nhìn” nhằm mang lại sự thay đổi thú vị cho từng góc quan sát. Trong không gian này, du khách có thể quan sát toàn cảnh hoặc một phần cảnh, có thể kiễng chân hoặc cúi xuống. Sự sắp xếp đơn giản nhưng tinh tế trong cấu trúc tạo ra một không gian mang đến cảm giác vui tươi.
Thiết kế của khu vực trưng bày dựa trên ý tưởng về các khung nhìn. Thông qua việc cắt và kết hợp lại các khung nhìn, ý tưởng thiết kế này mang đến trải nghiệm thị giác thú vị và làm cho việc quan sát trở nên thú vị hơn.
Biên dịch | Hương Lan (Nguồn: Arch2o)
XEM THÊM:
- Traversa House – Nơi lưu giữ những giá trị của kiến trúc bản địa | Marina Vella Arquitectura
- HAN House – Nơi thưởng trà lý tưởng | Dake Architectural Design
- Monkey House – Căn nhà gỗ ẩn hiện giữa rừng cây | Atelier Marko Brajovic