Giải quyết bất cập trong thiết kế thoát hiểm cho nhà ống cần từ gốc rễ

Phần lớn nhà ống đều có chung đặc điểm là hẹp và sâu, thường chỉ có một mặt tiền. Diện tích căn nhà nhỏ, ít mặt thoáng, không gian xung quanh thường là những ngôi nhà cao tầng san sát.

nha-ong-crop-1662969571064.jpeg

Theo kiến trúc sư Trần Ngọc Thạch, Nhật Bản quy định nhà ống phải có khoảng trống bên hông từ 50-90cm. (Ảnh: Arquitecturaviva, Ryue Nishizawa)

Theo kiến trúc sư Trần Ngọc Thạch, Công ty Kiến trúc SPNG trả lời trên một trang báo bất cập của nhà ống cần được giải quyết từ gốc rễ. "Cụ thể, khi quy hoạch các khu đô thị mới nên quy định chừa khoảng trống giữa hai căn nhà thay vì xây sát vào nhau. Làm như vậy sẽ có nhiều lối thoát cho nạn nhân khi xảy ra cháy".

nha-ong-2-1662969561916-1694574221205-16945742214341770287078.jpg

Những căn nhà ống nhỏ hẹp vẫn có giải pháp về thoát hiểm khi hỏa hoạn. (Ảnh: Arquitecturaviva, Ryue Nishizawa)

Đối với những căn nhà ống hiện hữu, khi thiết kế nên chừa sân sau làm nơi phơi đồ, sàn nước. Đây chính là nơi thoát hiểm khi hỏa hoạn xảy ra. Nếu có sân sau, các gia đình có thể mở cửa sổ hoặc làm ban công các phòng ra phía sau. Ngôi nhà nhờ đó sẽ có nhiều khoảng mở hơn, khi cháy, khói cũng dễ thoát ra ngoài, giảm thiểu tình trạng ngạt khói.

nha-ong-3-1662969561824-1694574222339-16945742225481012490211.jpg

Nên chừa khoảng sân vườn phía trước và sau ngôi nhà. (Ảnh: T. N. T)

Đối với những căn nhà chỉ có một mặt tiền, theo kiến trúc sư Phạm Ngọc Thạch, giải pháp tốt nhất vẫn là tạo những khoảng mở cho sân vườn phía trước. Thay vì tận dụng hết diện tích sàn, các gia đình nên chừa không gian cho ban công. Nếu muốn, gia chủ có thể tăng số tầng để bù lại diện tích mặt bằng.

nha-ong-8-1662969562177-1694574223606-16945742237641533425330.jpg

Ngôi nhà một mặt tiền và thiết kế mở phía trước. (Ảnh: Hiroyuki Oki )

Cầu thang mỗi ngôi nhà nên xây dựng gần mặt tiền hoặc gần các khoảng sân vườn. Nên trang bị bình chữa cháy tại các sảnh cầu thang. Bên cạnh đó, cũng cần sắp xếp sẵn một số dụng cụ hỗ trợ thoát hiểm như: Xà beng, búa, dây… ở những vị trí thích hợp.

Các gia đình nên thiết kế nhà ống có giếng trời (có thể đóng mở). Giếng trời giúp thoáng khí, nếu xảy ra cháy, khói độc sẽ thoát bớt ra ngoài.

nha-ong-6-1662969561796-1694574225089-16945742252251246696370.jpg

Giếng trời giúp thoáng khí. (Ảnh: Hiroyuki Oki)

nha-ong-5-1662969561802-1694574225887-16945742260292037020184.jpg

Theo kiến trúc sư, các khoảng mở trước và sau đều là những lối thoát hiểm hữu hiệu. (Ảnh: Hiroyuki Oki)

Sân vườn nếu phải bao bọc chống trộm thì nên có cửa sắt để thoát hiểm khi cần thiết. Cửa sổ nên chọn loại cửa lùa hoặc mở bản lề xoay thay vì làm cửa sổ chết hoặc cửa lật sẽ khó khăn cho việc trèo ra khi có hỏa hoạn.

Ngoài ra theo các kiến trúc sư, khi thiết kế và xây dựng nhà ống, các gia đình cần đảm bảo đa dạng các lối thoát hiểm: Lối thoát ra cầu thang lên hoặc xuống, lối còn lại có thể là ban công, lô gia hoặc cửa sổ, thiết kế cầu thang thoát hiểm lên mái, cửa sổ thoát hiểm bên hông....

6 cách thiết kế thoát hiểm cho nhà ống phòng tình huống hỏa hoạn xảy ra

Thiết kế thoát hiểm theo cửa chính nhà ống

Đây là cách thiết kế nhà ống thoát hiểm khi cháy nổ theo lối thoát hiểm chính.Thông thường, mọi người hay thiết kế cửa chính gồm 2 lớp (cửa đóng mở cùng cửa sắt, cửa cuốn bên ngoài), không hiệu quả trong phòng cháy chữa cháy vì khó mở. Gia chủ nên thiết kế hệ thống khóa hiện đại chốt mở thuận tiện, đơn giản để phòng nguy cấp.

thiet-ke-nha-ong-thoat-hiem-khi-chay-no-1694575706007-1694575706154557471313.jpg

Thiết kế cửa chính chắc chắn, an toàn nhưng đóng mở đơn giản.

Trường hợp cửa chính chỉ có 1 lớp thì nên chọn loại cửa mở quay ra ngoài để dễ dàng thoát nạn hơn. Nếu cửa làm bằng kính thì nên bố trí dao cắt kính hoặc búa trong trường hợp cháy nổ cần đập bỏ.

Thiết kế cửa phụ thoát hiểm (cửa hậu, cửa bên nhà)

Đối với nhà ống có nhiệt mặt thoáng thì nên thiết kế thêm cửa hậu hoặc cửa bên hông nhà để thoát nạn khi có cháy nổ xảy ra. Nên nhớ, hệ thống chốt cửa cần dễ sử dụng và an toàn, nếu dùng chìa khóa cần phải để nơi cố định, dễ thấy.

thiet-ke-cua-phu-thoat-hiem-khi-chay-no-1694575706842-169457570703258484983.jpg

Cửa hậu nhà ống thường thiết kế sau gian bếp

Thiết kế nhà ống có thêm ban công, lô gia 

Ban công cũng có thể dùng như là lối thoát hiểm quan trọng, hữu hiệu khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ. Khu vực ban công không chỉ giúp che mưa, chắn nắng, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn là khu vực thông thoáng để bạn tránh bị ngạt khói. Khi có hỏa hoạn nếu không kịp thoát ra thì ban công chính là lối thoát hiểm để giúp bạn chờ lực lượng cứu hỏa tới giải cứu.

Nếu ban công, lô gia nhà ống được bịt kín bằng khung sắt hoặc lam, lưới an toàn thì nên bố trí ô cửa mở bằng bản lề, có khóa mở phòng trường hợp khẩn cấp. Nên để chìa khóa ở nơi cố định, dễ dàng tìm thấy, cẩn thận hơn có thể đánh làm nhiều chìa, chia cho các thành viên gia đình cất giữ.

2783d4d4dbd0b2393eb3996c0cdc86f1-1694575822922-16945758232441577981705.jpg

Thiết kế ban công thành lối thoát hiểm an toàn cho nhà ống có diện tích hẹp (ảnh minh họa)

Thiết kế nhà ống thoát hiểm tận dụng sân thượng, giếng trời

Với không gian kín, hẹp như nhà ống, thiết kế giếng trời sẽ giúp lấy ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí trong nhà. Nếu có hỏa hoạn xảy ra, khu vực giếng trời sẽ giúp giảm lượng khói trong nhà, hạn chế tình trạng ngạt.

gieng-troi-1694575707615-16945757077631890276347.jpg

Tận dụng giếng trời vừa lưu thông không khí vừa thoát hiểm hiệu quả khi xảy ra cháy nổ

Nếu nhà ống của bạn xây sát với những căn nhà bên cạnh có thể cùng với 10 hộ dân gần nhau. Điều này giúp tạo thành một mặt bằng trên sân thượng, tạo khoảng trống thoát hiểm thông thoáng, dễ dàng được tiếp cận bởi lực lượng cứu hộ cứu nạn.

c4867668fa10f8ee62a5734bc7a1d2ca-1694575885832-16945758860521888078228.jpg

Giếng trời cũng là khoảng trống rộng thoáng giúp thoát hiểm nhanh chóng trong những trường hợp khẩn cấp

Nếu nhà ống không có sân thượng, ban công, lô gia thì nên gắn bản lề có khóa cho khung bảo vệ cửa sổ để mở trong những trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng loại khóa cần chìa mới mở được cửa.

Thiết kế cầu thang thoát hiểm lên mái nhà

cau-thang-thoat-hiem-1694575708450-16945757085931199353492.jpg

Bố trí thang kéo gắn tường để thoát thân khi có sự cố xảy ra

Phần sàn mái nhà ống thường có một phần được làm bằng phẳng để đặt bồn nước. Theo đó, sẽ có thang kỹ thuật lên mái và đây được xem là một trong những lối thoát hiểm hữu hiệu. Tuy nhiên, cầu thang kỹ thuật cần được thiết kế sao cho tiện dụng, dễ dàng thoát ra ngoài khi có sự cố.

Thang kỹ thuật thường được làm bằng thép gắn trực tiếp vào tường. Bạn cũng có thể sử dụng thang rời bằng nhôm hình dáng chữ A. Thực tế cho thấy, kiểu thang có tay vịn sẽ tiện lợi hơn khi sử dụng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022