Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội về điều này, Đại đức Thích Trí Thịnh – trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, thuộc công viên tâm linh Lạc HồngViên, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình cho biết, trong một năm có rất nhiều các nghi lễ diễn ra. Vào những ngày cuối năm, ngoài việc cúng rằm, cúng ông Công ông Táo… tảo mộ, tạ mộ cuối năm là một việc làm gia đình nào cũng cần nhớ.

Việc làm ngày thường được các gia đình chọn làm vào 1 – 2 tuần cuối trước khi bước sang một năm mới để về các khuôn viên phần mộ nhà mình thực hiện nghi thức tảo mộ, cúng bái hay mời các chân linh thân nhân của gia đình về nhà đón Tết vui xuân cùng con cháu. Nhiều gia đình cho rằng đây cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ.

dsc4350-15794875338721239450336.jpg

Nhiều gia đình những ngày này đã tiến hành tảo mộ, tạ mộ tổ iên và người thân cuối năm. Ảnh Phương Thuận

Hoạt động này không chỉ ở các khuôn viên nghĩa trang lớn mà ở các nghĩa trang tại các địa phương rất nhộn nhịp. Thời điểm này các con cháu có dịp trở về cội nguồn, quê hương đoàn viên. Có những nơi vì điều kiện không được thường xuyên chăm sóc các mộ phần, các gia đình thường tu tạo lại phần mộ ông bà tổ tiên, người thân như dọn dẹp cỏ, quét lại sơn, sửa sang mộ phần sạch đẹp vào dịp cuối năm.

Việc làm này đã trở thành nét phong tục của người Việt. Tục ngữ Việt Nam có câu "cao nấm ấm mồ", sửa sang nấm mồ cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, và các bậc tổ tiên đã khuất. Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân như vậy mới trọn vẹn, an vui.

Trong khi đi tạ mộ cuối năm, các gia đình chuẩn bị phần lễ như hương đăng, hoa quả, đồ mặn… tùy vào điều kiện của mỗi gia đình. Mọi người không nên chuẩn bị quá cầu kì hay mua thật nhiều vàng mã để tạ. Không có thì chỉ nén nhanh thành tâm.

Theo phong tục này, ta có tục rước vong linh ông bà vào trưa ngày 30 âm lịch và thường vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4 sẽ làm mâm cơm tiễn vong linh ông bà tùy theo tập quán ở mỗi địa phương và nếp sống của mỗi gia đình. Thường thì ngày tiễn vong linh ông bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ ngơi vui Tết, mọi người trong gia đình lại quay trở về với công việc, cuộc sống thường nhật với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ cho những ngày tiếp sau đó.

dsc4340-15794874355172061270333.jpg

Sau tảo mộ các gia đình mời các chân linh thân nhân của gia đình về nhà đón Tết vui xuân cùng con cháu. Ảnh Phương Thuận

Theo các chuyên gia tâm linh, khi đi tảo mộ, tạ mộ mọi người cần lưu ý một số điều sau:

* Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi, đừng quên quét dọn cả phía sau mộ. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng nhất thiết phải thật cung kính.

* Mộ phần cần được quét dọn cỏ dại thêm đất mới và hoa tươi và chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộ. Thứ nhất là để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, thứ hai là để xem xét tình hình của mộ. Trường hợp xung quanh mộ có nước, nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng nhất thiết phải thật cung kính.

* Khi tảo mộ, không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác. Đặc biệt là khi cho trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên lại cần phải chú ý.

* Nếu như con gái đi tảo mộ, tốt nhất là tránh trong thời kỳ hành kinh hoặc phụ nữ mang thai cũng không nên đi.

P.Thuận

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022