Không gian sống tối giản: không đơn giản là vứt bớt đồ đi!

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng minimalism là càng ít càng tốt, càng đơn giản càng văn minh. Họ bắt đầu xây dựng không gian tối giản bằng cách vứt bớt đồ đi. Tuy nhiên, việc giảm thiểu vật dụng thực ra không mang đến kết quả như mong đợi. Ngược lại, điều này càng khiến bạn dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: thừa vứt đồ đi cuộc sống thiếu tiện nghi không thoả mãn nhu cầu mua mới thừa…

Ở lĩnh vực nội thất nói riêng, những vật dụng quá đơn điệu, nhàm chán sẽ dẫn đến cảm giác tẻ nhạt, vô vị. Một không gian thiếu điểm nhấn hoặc không đáp ứng đủ công năng dễ khiến bạn "bỗng dưng muốn mua" thêm đồ nội thất mới và lúng túng trong việc sắp xếp chúng.

Vậy, hiểu sao cho đúng về "nội thất tối giản"? Làm sao để giải phóng bản thân khỏi sự chi phối của vật chất nhưng vẫn tạo được phong cách riêng và thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của cá nhân?

Định hình phong cách – để "tối giản" nhưng không nhạt nhoà

Cùng là tối giản, hiện đại nhưng tuỳ theo sở thích, phong cách sống khác nhau mà bạn cần xây dựng những "chủ đề" riêng biệt cho không gian sống của mình. Ví dụ, có người lựa chọn phong cách Zen (Nhật), gần gũi với thiên nhiên, màu sắc trang nhã, thiết kế tinh giản. Có người lại phù hợp với phong cách nội thất Bắc Âu (Scandinavian), thô mộc (Rustic) hoặc công nghiệp hiện đại (industrial)…

Do đó, việc đặt các vật dụng đơn giản cạnh nhau chưa chắc làm nên một không gian tối giản. Chưa kể đến các rủi ro khi các vật dụng "chỏi" nhau về kiểu dáng, chất liệu, hoặc "lạc tông" so với không khí chung, khiến không gian trở nên rời rạc, chắp vá. Do đó, tuy không hề đơn giản, nhưng khâu định hình phong cách và đầu tư đồng bộ ngay từ đầu là điều tiên quyết bạn cần làm để có một không gian tối giản, hài hoà đúng nghĩa.

photo-1-15554752198332081938569.jpg

Sắm nội thất theo combo của Make My Home vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí (giảm 10-15%) vừa tạo nên phong cách nhất quán, đồng bộ cho không gian

Tối giản vẫn có thể sống động?

Để làm được điều đó, bạn cần chú ý chọn những vật dụng nội thất có đường nét hiện đại, phối hợp nhiều chất liệu gỗ sồi, gỗ cao su, gỗ tổng hợp, kim loại sơn tĩnh điện và nhựa. Về màu sắc, chú ý chọn những tone màu thiên trắng (kem, vàng nhạt, xanh mint nhạt...), thiên đen (xám đậm, xám nhạt..) và màu gỗ. Những "combo màu sắc" này tạo nên sự dễ chịu, dịu mắt, đặc biệt phù hợp với người làm việc cường độ cao tại các đô thị, chịu áp lực lớn và cần sự thư giãn khi về nhà.

photo-2-15554752234581220327846.jpg

Nội thất tối giản thường phối những gam màu trung tính thiên trắng, thiên đen và màu gỗ

photo-3-1555475226458692850231.jpg

2 loại ván gỗ thường được sử dụng hiện nay là MFC và MFD.

photo-4-15554752287041524077350.jpg

MFC và MDF thường được sử dụng thay thế cho gỗ tự nhiên nặng và giá thành cao

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể "phối màu" với những vật dụng nhỏ có gam màu nóng, nổi bật như đồng hồ, đèn bàn, đèn đứng… để tạo điểm nhấn ấn tượng và giúp không gian trở nên sống động hơn.

photo-5-1555475230997747252225.jpg

Biến tấu tạo điểm nhấn cho không gian với những vật dụng trang trí nổi bật của Make My Home

photo-6-15554752328582146090627.jpg

Ngoài gỗ ra, chất liệu đang được yêu thích hiện nay là sắt sơn tĩnh điện (sơn nhám, mờ)

photo-7-15554752351202087504496.jpg

Ưu điểm của loại sơn tĩnh điện là khó tróc sơn, dễ áp dụng cho nhiều mẫu nội thất

photo-8-15554752374161399996880.jpg

Dễ tháo lắp, tận dụng được nhiều công năng là những ưu điểm về kiểu dáng của nội thất tối giản

photo-9-1555475239415962551397.jpg

Bài viết sử dụng hình ảnh của thương hiệu nội thất MAKE MY HOME ®

Xem thêm hình ảnh và sản phẩm tại: http://makemyhomevn.com 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022