Giờ đẹp cúng Táo quân

Thổ Công là vị thần cai quản mọi việc trong nhà, được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Bàn thờ Thổ công thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau, mỗi vị trông coi một việc:

Thổ Công: Trông coi việc bếp núc.

Thổ Địa: Trông coi việc nhà.

Thổ Kỳ: Trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết là "Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần" – trong văn khấn Táo quân và các bài văn khấn khác.

Việc cúng tiễn Táo quân được làm tại gia, lễ vật tùy tâm. Nếu muốn thì có thể làm cỗ chay để tiễn Táo quân:

- Một mâm cỗ chay, bánh kẹo, trầu cau, rượu...

- Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén.

- Nhang thơm, bình hoa tươi cùng các loại quả tươi đẹp.

- Ba cá chép sống.

tao-nha-15790530320981993245061.jpg

Mâm cúng Táo quân theo lệ xưa. Ảnh minh họa.

Nhưng nhiều gia đình cúng Táo quân theo nghi lễ cổ truyền, nên ngoài các lễ vật chính kể trên có thể bày lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng... rất thịnh soạn, để tạ ơn 3 Táo cả năm qua đã che chở cho gia đình - là văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Mâm cúng ông Công ông Táo từ thượng cổ đến bây giờ người ta kiêng không nên cúng thịt chó, thịt trâu, cá mè, vịt, ngan… Tùy nhà mà biện lễ, có điều kiện thì làm mâm cơm canh, còn không thì thành tâm hoa quả, chứ không nên quá câu nệ.

Cúng Táo quân chỉ dùng 1 lễ 3 bộ mũ áo giầy, chứ không tốn kém quá nhiều vàng mã, ngựa, ô tô... vì lãng phí và không thể hiện được cái tâm hướng thiện. Nhiều người cẩn thận còn cho rằng, năm nay hành Thổ, nên mua bộ áo mũ hia của Táo quân (bộ ở giữa có màu vàng) để hợp với ngũ hành của năm.

tao-bep-1579053032081745663119.jpg

Mâm cúng Táo quân ở bếp. Ảnh minh họa.

Theo phong thủy sư Tam Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên, năm nay có ngày cúng Táo quân chầu trời tốt là ngày 23 tháng Chạp. Giờ tốt để cúng là giờ Ngọ (11h-13h).

Dù bận công việc thì mọi người cũng cần phải tiến hành xong trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, bởi người xưa quan niệm sau 12 giờ trưa đã đóng cửa thiên đình.

Tục phóng sinh cá chép đỏ sau khi cúng là một nét đẹp văn hóa được giữ gìn lưu truyền từ lâu đời. Mục đích là phóng sinh để cá chép hóa rồng cho 3 vị Táo quân cưỡi lên trời chầu Ngọc Hoàng.

tao-quan-2-1579053032104556310773.jpg

Nên gỡ túi nilon trước khi bày áo mũ Táo. Ảnh minh họa.

Lưu ý ngày cúng Táo quân

- Không nên bao sái, rút chân nhang, dọn dẹp bàn thờ trước khi cúng tiễn Táo quân, chỉ nên thực hiện sau khi tiến hành lễ cúng xong xuôi.

- Chú ý không đặt nhầm vị trí mâm lễ cúng Táo quân. Có thể đặt mâm lễ cúng Táo quân trên một cái bàn nhỏ, dưới bàn thờ gia tiên hoặc ban thờ Táo quân trong bếp nhưng không được để ở ban thờ Phật.

- Không nên khấn xin tài lộc, sung túc vì 3 vị Táo lên thiên đình để làm việc. Gia chủ thành tâm khấn vái là đủ. Lúc khấn cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ để tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.

- Tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện nghi lễ cúng Táo quân. Khi làm lễ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng kín đáo (không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn…).

Ngày 23 tháng Chạp - ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng.

Đến Giao thừa, Táo quân trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.

Văn khấn cúng ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp âm lịch

Văn khấn ông Táo lên chầu trời là nghi thức không thể thiếu của người Việt. Sau khi mâm cỗ được bày biện đầy đủ, đến giờ hành lễ là lúc con cháu bắt đầu đọc bài văn cúng khấn ông ông Công ông Táo phổ biến của người Việt:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi. Sau đó, chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hóa cho các vị thần. Hóa xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Ngọc Hà

xo-1-15782175244632061321418.jpgTết Nguyên đán là dịp rét nhất ở Bắc Bộ, chuyên gia chỉ bài thuốc phòng bệnh nguy hiểm nhiều người có thể mắc
tao2-15780425769271966532180-crop-15780426378121062106250.jpgTừ giờ đến cuối năm có 4 lễ quan trọng các gia đình cần biết
2a-1578049453671603161965-crop-1578049506913325187746.jpgCách chọn ngày giờ tốt làm lễ tạ Thổ Công cuối năm, cầu tăng tài tiến lộc trong năm mới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022