1. Đo diện tích thực tế của căn phòng
Ngỡ ngàng với vẻ đẹp của căn hộ chung cư cũ ở Sài Gòn sau cải tạo theo gam màu "siêu nịnh mắt", chi phí chỉ 270 triệu
Người mua có thể đo đạc tại chỗ dựa trên diện tích xây dựng và bản vẽ cung cấp trong giấy bàn giao nhà. Nếu sai số lớn có thể yêu cầu chủ đầu tư hoặc nhờ tổ chức chuyên nghiệp kiểm định lại. Bạn cũng có thể yêu cầu công ty thiết kế cử người đến đo kích thước trực tiếp, đỡ phiền phức sau này.
2. Kiểm tra điện nước
Trọng tâm là kiểm tra các chi tiết sau:
- Chú ý kiểm tra xem đường ống thoát nước có bị tắc hay không, bạn có thể đánh giá qua tốc độ nước chảy và tiếng nước chảy.
- Kiểm tra nguồn điện trong phòng xem chúng có bình thường và sử dụng được không.
- Để đảm bảo an toàn từ nguồn điện sau này phải tiến hành thử điện trở cách điện của các dây dẫn trong phòng, chỉ cần kiểm tra không có vấn đề gì thì mới đạt tiêu chuẩn.
3. Kiểm tra tình trạng của bức tường
Chất lượng tường của một số căn hộ mới bàn giao có thể phát hiện ngay việc không tốt, dễ gây nứt tường, bong tróc ngói, bị thấm nước sau khi trang trí nên việc nghiệm thu chất lượng của tường của nhà thô là rất quan trọng.
- Kiểm tra xem có sự trống rỗng bên trong tường không: Một vấn đề phổ biến trong nhà thô là vấn đề trống rỗng trong tường. Bạn có thể kiểm tra bằng việc dùng một chiếc búa nhỏ đập nhẹ lên tường. Nếu phát hiện hiện tượng này nếu không xử lý thì lớp sơn phủ trên cùng sẽ bị bong ra. Hãy cẩn thận.
- Đo độ thẳng và độ phẳng của tường: Ngoài việc kiểm tra độ đặc của tường, cũng cần kiểm tra xem tường có thẳng hay không. Ngoài việc kiểm tra bằng mắt thường, độ phẳng và độ thẳng đứng của tường cũng có thể được kiểm tra bằng các dụng cụ như thước đo.
4. Điều kiện mặt bằng của tòa nhà
- Kiểm tra xem mặt đất có bằng phẳng không: Có hai tình huống mặt bằng không bằng phẳng. Một là không bằng phẳng cục bộ. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở các góc tường hoặc góc cửa. Hai là không bằng phẳng quy mô lớn. Trong trường hợp này, hãy kiểm tra bằng mắt hoặc có thể kiểm tra bằng máy đo. Nếu có chỗ nào không bằng phẳng thì phải san phẳng lại, nếu không cả gạch và sàn đều bị ảnh hưởng.
- Kiểm tra xem có vết nứt và lỗ rỗng trên mặt đất hay không: Mặt nền có bị nứt hay không nhìn chung có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng có rỗng hay không thì bạn cần dùng búa kiểm tra chất lượng mới phát hiện được. Việc nền đất bị rỗng, nứt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trang trí và thi công sau này nên bạn phải cẩn thận khi nghiệm thu.
- Kiểm tra xem có cát trên mặt đất không: Nếu có bụi hoặc cát trên bề mặt, điều này chứng tỏ nền nhà bạn có thể bị mềm và yếu. Thông thường, sử dụng xi măng không đạt tiêu chuẩn hoặc hết hạn sử dụng, hàm lượng bùn trong cát quá cao, tỷ lệ vữa xi măng không phù hợp và không được bảo dưỡng đầy đủ sẽ gây ra tình trạng nhiều cát trên mặt đất.
5. Kiểm tra chất lượng lắp đặt và các phụ kiện của cửa ra vào và cửa sổ
Cửa ra vào và cửa sổ liên quan đến sự an toàn sinh hoạt của gia chủ. Vì vậy, khi nhận nhà và kiểm tra bạn phải kiểm tra kỹ lưỡng mẫu mã và vật liệu có phù hợp với hợp đồng hay không. Đồng thời kiểm tra độ linh hoạt của việc đóng cửa ra vào và đóng cửa sổ, độ kín và các phụ tùng thay thế có bị hư hỏng hay không,...
https://afamily.vn/nhan-can-ho-tho-sau-khi-mua-ban-can-quan-tam-nhung-dieu-gi-de-tranh-sai-sot-20220103180048168.chn