Trong cuộc sống hiện đại, việc trồng rau ngoài ban công dần trở thành xu hướng của nhiều gia đình khi không có vườn tược. Nếu trồng rau bằng cách mua sẵn ở chợ về sẽ dễ có chứa dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón gây hại cho sức khỏe. Ngược lại, nếu trồng rau không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón (trừ phân hữu cơ an toàn, không tồn dư và phân tan trong nước), thì rất lành mạnh, an toàn. Để làm được điều này, chúng tôi xin giới thiệu đến chị em 6 kỹ thuật trồng rau sạch trên ban công cực hữu ích:

1. Chọn giống phù hợp

Hành tỏi: Hành lá, hành tây, tỏi, tỏi tây, hẹ… có mùi cay đặc biệt và là loại rau gia vị ưa thích của mọi nhà. Các loại hành tỏi thường có thể nhân giống bằng củ như tép tỏi, củ hẹ, củ tỏi. Sau khi trồng xong có thể hái về ăn luôn, chỉ cần trồng với số lượng ít tại nhà là đủ dùng hàng ngày.

Các loại rau ăn lá: Loại rau này có đặc điểm là thời gian sinh trưởng ngắn, bộ rễ ăn nông nên hầu hết đều thích hợp trồng ở ban công, bao gồm bắp cải, mồng tơi, dền, xà lách, cải cúc, ngò gai, mồng tơi, rau muống, nấm... Trong đó, rau răm, ngò tây, thì là, tía tô, bạc hà… cũng là những loại rau thơm có tác dụng giải khát, giảm trầm cảm, làm dịu căng thẳng thần kinh. Rau ăn lá chủ yếu lấy lá, dễ trồng và chăm sóc, nhiệt độ ban đêm ban công ở trên 5℃ và có thể gieo hạt quanh năm.

Quả: Chủ yếu nên trồng cà chua, ớt, cà tím, chà chua bi, ớt... Còn với rau chùm ngây có thời gian sinh trưởng dài, cần nhiệt độ cao, ánh sáng, nước và phân bón, cần cắt tỉa cành nhánh kịp thời để hoa, quả không bị rụng, rất khó chăm sóc.

Rễ và thân: Các loại rau có rễ và thân bao gồm cà rốt, củ cải, khoai môn, khoai lang, khoai tây, rau diếp xoăn... Những loại rau này thích hợp trồng ở đất tơi xốp và sâu, vì vậy nên dùng thùng lớn để trồng ở ban công.

photo-1-15970401975201680384817.jpg

2. Chọn thùng chứa và đất phù hợp

Trồng rau ở ban công bạn có thể tận dụng các loại chậu, chậu hoa, hộp bỏ đi hoặc mua các loại chậu trồng, túi trồng chuyên dụng. Giá thể được chọn phải bền, không dễ bị hư hỏng, có lỗ thoát để nước không làm úng rễ.

Nói chung, thùng gốm và thùng gỗ có độ thoáng khí tốt hơn thùng nhựa, rất tốt cho sự phát triển của rễ. Không nên phơi thùng nhựa dưới ánh nắng mặt trời, nhất là vào buổi trưa vì dễ bị lão hóa và sinh ra chất độc hại, đồng thời bạn nên cẩn thận khi sử dụng thùng màu đen, vì màu đen hấp thụ nhiệt có thể làm hỏng rễ cây.

Kích thước của thùng rất quan trọng, bạn nên chọn loại lớn thay vì loại nhỏ, thùng nhỏ chỉ trồng được một số loại rau ăn lá. Thùng lớn có đủ đất và khả năng giữ nước mạnh. Chúng thích hợp cho các loại rau có bộ rễ phát triển như cà chua, ớt, cà tím và rau ăn củ. Đất tốt nhất là đất mùn, vừa giàu chất hữu cơ, vừa giàu phân hữu cơ tự nhiên nhưng bạn nên phơi nắng, loại bỏ sỏi đá, sâu bọ trước khi dùng.

3. Xử lý hạt giống

Hạt thường mang mầm bệnh, để giảm bệnh cho cây con, đảm bảo cây con sinh trưởng mạnh, rau ăn khỏe, không mất công giữa chừng, tốt nhất trước khi gieo bạn cần khử trùng hạt giống. Ngâm hạt với nước nóng 60°C trong 10-15 phút, tiếp tục ngâm từ 3 đến 4 giờ khi nhiệt độ nước xuống 30°C, vớt ra phơi khô.

Nếu hạt bị bẩn trên bề mặt, để lâu hoặc bị nhiễm bẩn, bạn có thể khử trùng bằng cách ngâm vào nước. Ngâm hạt trong nước sạch từ 3 đến 4 giờ, sau đó ngâm trong dung dịch formalin trong 20 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch.

photo-1-15970402008291174912758.jpg

4. Nảy mầm

Hạt giống cà chua, ớt, cà tím, dưa chuột và các loại rau củ quả khác thường nảy mầm chậm. Nhưng để có thể tăng tốc, thì hạt giống phải được ngâm trước khi nảy mầm. Nhưng chú ý thời gian ngâm không được quá lâu.

Với hạt dưa chuột được ngâm từ 1 đến 2 giờ, hạt tiêu, cà tím, cà chua được ngâm từ 3 đến 4 giờ (bao gồm cả thời gian ngâm trong quá trình xử lý khử trùng hạt giống). Lót nhiều khăn giấy thấm nước sạch dưới đáy khay gieo hạt, đặt hạt đã ngâm ủ vào khay rồi để trong môi trường 28 đến 30 độ C, trong 1 đến 5 ngày, hạt sau khi nảy mầm có thể đem gieo. Trong thời kỳ nảy mầm, nếu hạt bị khô thì phun nước và các chất độn chuồng để giữ ẩm cho hạt.

5. Gieo hạt

Có hai phương pháp canh tác rau, một là cấy cây con và hai là gieo hạt trực tiếp.

+ Cấy cây con: Những người mới trồng lần đầu thường thích mua cây con ở chợ về nhà, phương pháp này đơn giản và nhanh chóng. Trên thị trường có rất nhiều cây giống cà chua, cà tím, tiêu nên bạn không cần phải tự ươm cây giống.

+ Gieo hạt trực tiếp: Các loại rau ăn lá thường sử dụng phương pháp gieo trực tiếp. Sau khi gieo hạt nên đặt giá thể ở nơi ấm áp, thoáng gió để giữ ẩm cho đất, nếu đất khô thì phun một lượng nước nhỏ thay vì lượng nước lớn sẽ dễ bị ngập úng.

6. Quản lý trồng trọt

Phân bón và nước: Mục tiêu trồng rau cho gia đình là rau xanh hữu cơ nên lượng bón phần lớn là phân hữu cơ. Phân hữu cơ có thể được mua trực tiếp dưới dạng thành phẩm, không có mùi khó chịu hoặc bạn có thể sử dụng rác nhà bếp hay một số vật liệu giàu hữu cơ và dễ phân hủy để làm phân hữu cơ. Nói chung, bạn có thể sử dụng lá, rễ, vỏ, lá, rơm, cỏ dại và các loại cây khác đã bỏ đi.

Phương pháp sản xuất: Trong phương pháp ủ, nguyên liệu lên men được làm ướt và đổ đầy vào thùng, sau đó nén chặt và phủ một lớp đất dày 5 cm, giữ cho lớp đất ẩm và phơi nắng khoảng 1 tháng là có thể dùng làm phân bón nền. Quy luật ủ men là cho nguyên liệu đã ủ men vào thùng, đổ nước, đậy kín nắp, đem phơi nắng để ủ men trong 3 tháng thành phân lỏng. Phân hữu cơ được làm bằng phương pháp ngâm ủ có phần đặc biệt, nhưng vì nó là dung dịch nên có lợi hơn cho việc hấp thụ của rau.

photo-2-1597040200831622678144.jpg

Việc bón phân hữu cơ phải tuân thủ nguyên tắc "bón loãng", bón lót thì cho phân hữu cơ vào đáy chậu trộn đều với đất, sau đó phủ một lớp đất mới trồng rau. Bón lót cần pha loãng và đổ vào đất, không đổ trực tiếp lên lá. Thời gian bón thúc phụ thuộc vào sinh trưởng của cây rau. Nói chung, có thể bón thúc khi vào giai đoạn đầu đậu quả hoặc lá vàng. Không nên bón thúc quá thường xuyên, cách nhau ít nhất một tuần.

Theo Vietnamnet

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022