Trong những ngày nắng nóng như hiện nay, điều hòa trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Do thiết bị này tiêu tốn một lượng điện năng lớn. Nhiều gia đình loay hoay tìm đủ mọi cách, mẹo hay nhằm giảm tiền điện từ điều hoà mà không gian trong nhà vẫn mát.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, một nguyên nhân hàng đầu khiến điện năng tiêu thụ của điều hòa tăng vọt là do lắp đặt dàn lạnh của điều hòa sai vị trí, không đúng kỹ thuật. Vì thế, trước khi áp dụng những cách tiết kiệm điện cho điều hòa, bạn cần lưu ý vị trí lắp đặt để vừa đảm bảo điều hòa hoạt động hiệu quả, vừa có tính thẩm mỹ, phù hợp với với kiến trúc.

Dưới đây là 4 vị trí lắp đặt điều hòa vừa khiến phòng lâu mát, tốn điện, lại hại sức khỏe người sử dụng.

Lắp điều hòa sát trần

Lắp điều hòa ở vị trí này sẽ làm cản trở sự khuếch tán hơi mát trong không gian, tổn thất áp suất lớn, lưu lượng giảm gây tiếng ồn. Điều này khiến điện tiêu thụ tăng trong khi hiệu suất lại giảm. Bên cạnh đó, vị trí lắp đặt này còn gây khó khăn cho quá trình vệ sinh mặt trên của thiết bị này.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, điều hòa nên được lắp đặt ở độ cao cách nền nhà 2,8-3m, cách trần nhà ít nhất 30cm. Chỉ khi lắp đặt dàn lạnh ở độ cao này, khí lạnh từ điều hòa mới được phân bổ đều, giúp phòng nhanh mát hơn.

8008721-1689348008925816964478-1720167854303-17201678544501282074506-1720252726166-1720252727414190376901-17234638491011543537252-1723688136066-1723688138707672806173.jpg

Nếu vẫn muốn lắp đặt điều hòa sát trần để tiết kiệm không gian và gia tăng tính thẩm mỹ, bạn có thể cân nhắc sử dụng điều hòa áp trần, hoặc điều hòa âm trần. Với thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng, các thiết bị này sẽ đáp ứng yêu cầu của bạn mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của chúng.

Lắp điều hòa chung cho 2 phòng

Nhiều người cho rằng việc tận dụng 1 chiếc điều hòa rồi đập thông tường, làm mát cho cả 2 căn phòng cạnh nhau là giải pháp thông minh, tiết kiệm điện. Song thực tế, theo nhiều chuyên gia, việc dùng 1 điều hòa cho 2 phòng sẽ khiến quá trình làm mát diễn ra chậm hơn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

Nguyên nhân là do dàn lạnh của điều hòa thường có dạng hình cánh quạt để thổi luồng không khí lạnh ra ngoài. Như vậy lắp điều hòa ở phần chia đôi căn phòng thì phần cánh quạt này sẽ bị cản khá nhiều bởi bức tường ngăn cách. Dẫn đến điều hòa làm mát chậm hơn, mất nhiều thời gian hơn để không gian phòng đạt được nhiệt độ mà bạn mong muốn.

Thêm nữa, việc lắp chung như vậy nếu phòng này cần dùng mà phòng kia lại không có ai sử dụng thì quả thật là lãng phí. Không gian có người cần dùng thì điều hòa làm mát quá chậm, trong khi phòng bên kia lại bỏ trống.

avatar1719048128118-17190481290482079259463-17234639188111753583530-1723688139257-17236881393872142761246.jpg

Lắp điều hoà ở ngay trên đầu giường

Nhiều người nghĩ rằng việc lắp đặt điều hoà ở vị trí này sẽ giúp căn phòng mát nhanh hơn. Người dùng sẽ được hưởng trọn luồng khí mát. Song thực tế, vị trí lắp đặt này lại ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bạn. Biểu hiện rõ nhất là nhiều người thường cảm thấy đau đầu, đau họng hoặc khô họng sau một đêm dài ngủ trong phòng điều hòa. Nguyên nhân chính là bạn đang để điều hòa sai vị trí.

Khi cơ thể trong trạng thái ngủ, hệ hô hấp gần như không được phòng vệ. Chúng ta rất dễ bị khí lạnh xâm nhập tác động xấu đến cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Vì thế, nếu gió của máy lạnh thổi thẳng vào người sẽ khiến cơ thể dễ cảm lạnh.

Các chuyên gia khuyến nghị, gia đình bạn có thể lắp điều hoà ở vị trí mà luồng gió có thể bao quát cả căn phòng như vị trí đầu giường nhưng lệch về bên trái hoặc phải, vị trí cuối giường nhưng ở bức tường bên cạnh.

Lắp điều hoà gần cửa sổ/cửa ra vào

Cửa là nơi mọi người thường xuyên ra vào và có nhiều khe hở. Việc lắp đặt điều hoà ở đây khiến không khí lạnh dễ thoát ra ngoài. Điều hoà phải liên tục gia tăng công suất để đạt được mức nhiệt theo yêu cầu, gây tiêu tốn điện năng và tốn tiền điện.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022