SOM là một trong những công ty Kiến trúc lớn nhất thế giới với chuyên môn chính là các tòa nhà thương mại cao cấp và dẫn đầu việc sử dụng rộng rãi của phong cách quốc tế hiện đại hay nhà chọc trời “hộp kính”. SOM đã thiết kế một số tòa nhà cao nhất thế giới, bao gồm cả Trung tâm John Hancock (1969, tòa nhà cao thứ 2 thế giới khi được xây dựng), tháp Willis (năm 1973, cao nhất thế giới trong hơn 20 năm), và Burj Khalifa (2010, tòa nhà cao nhất hiện nay trên thế giới).

kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-1.jpgNhà nguyện của Không quân Hoa Kỳ

Thông tin dự án

  • Thiết kế: Walter Netsch of Skidmore, Owings, & Merrill (SOM)
  • Năm hoàn thành: 1962
  • Hình ảnh: Balthazar Korab, Stewarts Commercial Photography, Hedrich Blessing
kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-0.jpgNhà nguyện như một công trình tôn giáo mang tính biểu tượng, đáp ứng tính cá nhân của cả 3 tôn giáo lớn của Mỹ

Năm 1954, Skidmore, Owings & Merrill (SOM) đã thiết kế Nhà nguyện cho Học viện Không quân Hoa Kỳ. Nằm tại El Paso Country, Colorado, ngay bên ngoài Colorado Springs, là trung tâm đào tạo các sĩ quan của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, một cộng đồng lớn và khép kín.

Nằm trong kế hoạch tổng thể về thiết kế của toàn bộ khuôn viên Học viện Không quân Hoa Kỳ, Nhà nguyện như một công trình tôn giáo mang tính biểu tượng, đáp ứng tính cá nhân của cả 3 tôn giáo lớn của Mỹ, do đó đòi hỏi 3 khu vực riêng biệt.

kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-2.jpgCông trình bao gồm nơi ở, sinh hoạt cho 8.000 người, một trung tâm hậu cần, bệnh viện, sân bay và khu học tập

Học viện Không quân Hoa Kỳ rộng 3.000 mẫu Anh, có nơi ở, sinh hoạt cho 8.000 người, một trung tâm hậu cần, bệnh viện, sân bay và khu học tập. Học viện được chia thành 3 cao độ: Tòa nhà Hành chính, Nhà cộng đồng và Nhà nguyện nằm ở nơi cao nhất. Những không gian này được sử dụng bởi cả học viên và du khách, thu hút hơn 1 triệu người tham quan mỗi năm.

Thiết kế nổi bật với cấu trúc hoành tráng, bao gồm 17 cấu trúc chóp nhọn cao 46m, tất cả đều “khát khao vươn lên bầu trời”. Những ngọn tháp này được sử dụng với một khung thép hình ống gồm 100 tứ diện giống nhau.

Các tứ diện đều dài 23m và nặng 5 tấn. Chúng được bao bọc bởi các tấm nhôm và đặt cách nhau một khoảng cách nhất định. Các khoảng trống ở giữa các khối tứ diện này được lấp đầy bằng thủy tinh màu, phản chiếu ánh sáng vào không gian bên trong Nhà nguyện.

kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-13.jpgThiết kế nổi bật với cấu trúc hoành tráng, bao gồm 17 cấu trúc chóp nhọn

Mặt đứng phía Nam là lối vào của nhà nguyện, bắt đầu với một cầu thang lát đá granite và cửa sử dụng nhôm mạ vàng. Đặc biệt, Nhà Nguyện có 3 khu vực thờ phụng khác nhau ở 2 tầng chính: Nhà Nguyện Tin lành, Nhà Nguyện Công giáo và Nhà Nguyện Do Thái, cùng với 2 phòng đa tín ngưỡng và 2 phòng họp. Nhà nguyện Tin lành nằm ở tầng trên; các nhà nguyện của người Do Thái, Công giáo và một phòng dành cho mọi tín ngưỡng nằm bên dưới. Một tầng khác bên dưới là phòng tín ngưỡng lớn hơn và các phòng họp.

kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-9.jpgCác tứ diện được bao bọc bởi các tấm nhôm và đặt cách nhau một khoảng cách nhất định

Nhà nguyện Tin lành là nhà nguyện lớn nhất, có sức chứa 1200 người. Đỉnh cao nhất của nó ở độ cao khoảng 28m và có kích thước 20x50m. Các khối tứ diện tạo thành các bức tường của nhà nguyện với các cửa sổ kính màu ở giữa, chúng chuyển dần từ tối đến sáng. Khi chúng đến gần bàn thờ tạo ra một không gian uy nghiêm được chiếu sáng đẹp mắt.

Nhà nguyện Công giáo bên dưới có sức chứa 500 người, có mái vòm và tác phẩm bằng đá gợi đến Kiến ​​trúc của Nhà thờ Romanesque. Nhà nguyện Do Thái được phân biệt với một bức bình phong bằng gỗ tròn, che đi toàn bộ cấu trúc.

Vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Nhà nguyện, SOM một lần nữa được giao nhiệm vụ trùng tu toàn bộ, khắc phục các sự cố thấm nước, sửa chữa các thành phần bị xuống cấp và khôi phục lại tình trạng ban đầu của Nhà nguyện. Ngày trùng tu này vẫn chưa được quyết định. 

Nhà Nguyện USAFA là một biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại, một biểu tượng đáng nhớ của Kiến ​​trúc tôn giáo đi trước thời đại. Vào năm 2004, công trình được ghi tên là Địa danh Lịch sử Cấp Quốc gia.

kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-4.jpgCông trình được ghi tên là Địa danh Lịch sử Cấp Quốc gia

Xem thêm hình ảnh công trình:

  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-1.jpeg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-1-1.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-2.jpeg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-3.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-4-1.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-5.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-6.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-7.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-8.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-9-1.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-13-1.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-14.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-0-1.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-2-1.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-10.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-11.jpg
  • kienviet-kien-truc-kinh-dien-nha-nguyen-cua-khong-quan-hoa-ky-12.jpg

XEM THÊM

  • Kiến trúc kinh điển: Trung tâm Getty | Richard Meier & Partners
  • Kiến trúc kinh điển: Trường nghệ thuật Bauhaus | Walter Gropius
  • Kiến trúc kinh điển: Trạm cứu hỏa Vitra | Zaha Hadid
Bình luận từ Facebook

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022