Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đang khiến chúng ta bắt nhịp theo một lối sống “bình thường mới”. Vậy những thách thức từ cuộc khủng hoảng dịch bệnh này có ảnh hưởng đến không gian công cộng trong các thành phố? Tổ chức UN-Habitat đã có những dự án đô thị công cộng ở Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ để trả lời cho câu hỏi đó.

Mobile_playground_%C2%A9_Healthbridge_vietnam_61.jpg

Chương trình Nhân cư Liên Hợp Quốc (gọi tắt UN-Habitat) là cơ quan của Liên Hợp Quốc thực hiện quản lý đối với khu vực dân cư và phát triển đô thị bền vững, trong đó mục tiêu chính là đối phó với những thách thức của đô thị hóa nhanh chóng; phát triển phương pháp tiếp cận sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế đô thị; tập trung vào sự tham gia tích cực của cộng đồng. Để mang đến cho độc giả những tin tức mới nổi bật về những vấn đề mà UN-Habitat đang và đã thực hiện, trang ArchDaily đã hợp tác và cho ra những bài phỏng vấn đặc sắc, giúp độc giả có nhiều thông tin, cái nhìn tổng quan về những nghiên cứu và hành động của UN-Habitat.

James Delaney, Chủ tịch Tổ chức phi lợi nhuận Block by Block cho rằng: “Trong tình hình đại dịch như hiện nay, không gian công cộng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe và sự bền vững của tất cả các cộng đồng đô thị trên toàn thế giới”. Vì thực tế, mọi người vẫn cần phải đi ra ngoài, chúng ta đang dần phải thích nghi với điều kiện hoàn cảnh mới. Và để trang bị cho những không gian công cộng này có thể đối mặt với những thách thức của Covid-19, UN-Habitat cùng với tổ chức phi lợi nhuận Block by Block đã hỗ trợ cho 10 thành phố trong suốt năm vừa qua.

Với sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương và cả từ cộng đồng người dân, rất nhiều ý tưởng, phương án thiết kế đô thị mới, phù hợp với thực tiễn được ra đời; đặc biệt là khu dân cư nghèo, nơi có ít sân chung và không gian xanh. Tất cả đã chứng minh rằng chúng ta đang dần thích nghi và phát triển trong một hoàn cảnh mới.

Mobile_playground_%C2%A9_Healthbridge_vietnam_3-1.jpg

Có thể ví dụ cụ thể từ việc tạo ra các sân chơi Pop-up di động cho trẻ em ở Hà Nội (Việt Nam) hay việc cải thiện sinh kế cho những người bán hàng rong ở Dhaka và Khulan tại Bangladesh, cho đến một minh chứng thực tế về không gian công cộng ở các khu định cư không chính thức tại Bhopal (Ấn Độ),…

Nhờ tận dụng hiệu quả tiềm năng của không gian công cộng ở những khu vực linh hoạt và có khả năng phục hồi, các công trình quy mô nhỏ này đã hỗ trợ các thành phố “từ từ mở cửa trở lại, cho phép cộng đồng lấy lại niềm tin trong hoạt động công cộng và đồng thời có thể sử dụng không gian công cộng một cách an toàn đối với các mục đích kinh tế và xã hội”. Tọa lạc ở Mexico, Brazil, Ecuador, Việt Nam, Niger, Kenya, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh, các công trình công cộng mới này đã giải quyết được nhiều thách thức như: thông tắc chợ địa phương, tăng cường vệ sinh các khu ổ chuột, nâng cao ý nhận thức xã hội thông qua văn hóa, nghệ thuật,… Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch hoành hành như hiện nay, việc khắc phục những yếu điểm của không gian công cộng có thể giúp giải quyết các vấn đề cấp bách về sức khỏe, an toàn và an ninh kinh tế.

1.  Sân chơi di động thích ứng kịp thời với hoàn cảnh dịch Covid-19 tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam

Mobile_playground_%C2%A9_Healthbridge_vietnam_5.jpg

Việt Nam đang là một trong những quốc gia chống dịch thành công nhất trên thế giới, thực tế đó được chứng minh bởi các lệnh giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng. Tuy nhiên, ở một số nơi, hoạt động vui chơi của trẻ em vẫn chưa được phép quay trở lại. Để giảm thiểu những tác động to lớn mà dịch Covid-19 đem đến đối với trẻ em ở các vùng lân cận khó khăn, UN-Habitat đã cùng với dự án Healthbridge Việt Nam nhằm giúp tăng cường sự an toàn và hòa nhập của các sân chơi với cộng đồng bằng cách thúc đẩy hoạt động thể chất và kết nối xã hội.

Mobile_playground_%C2%A9_Healthbridge_vietnam_2.jpg

Sân chơi di động được xây dựng dựa trên năng lực của từng địa phương trong việc quản lý và phát triển các mô hình sân chơi, trong đó các vật liệu tự nhiên và có thể tái chế là yếu tố cốt lõi và đòi hỏi cả những nỗ lực lớn trong việc bảo trì, cải tạo. Mặc dù ban đầu có nhiều thách thức được đặt ra, các cuộc họp liên tục được tổ chức với hơn 20 lãnh đạo đại diện cộng đồng cùng chính quyền địa phương đã tìm được được giải pháp và lợi ích của các mô hình này.

Ngoài ra, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 khi thiết kế sân chơi cũng được Healthbridge hướng dẫn cho người sử dụng. Mô hình này hoàn toàn thích hợp trong các không gian công cộng của khu phố nhỏ, tại thành phố đông đúc – nơi trẻ em có thể dễ dàng tiếp cận sân chơi trong khi cha mẹ vẫn có thể quan sát chúng trong một khoảng cách nhất định. Dự án này cũng khuyến khích cộng đồng đưa ra các biện pháp riêng để phòng ngừa Covid-19.

Kids_playing_with_low_cost_interventions_%C2%A9_Healthbridge_Vietnam.jpg

Với sự hợp tác tốt đẹp giữa Healthbridge Việt Nam (HBV), Think Playgrounds, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các lãnh đạo cộng đồng, dự án đã hoàn thành 7 công trình sân chơi di động ở khắp nơi trên cả nước, hướng dẫn 58 người chơi, cùng với sự tham gia của 20 lãnh đạo cộng đồng đã giúp mang lại lợi ích cho 400 trẻ em vùng sâu vùng xa.

Kids_playing_in_the_public_space_%C2%A9_Healthbridge_Vietnam.jpg

Công trình sân chơi di động đã giúp thay đổi cách chúng ta sử dụng đất công của mình. Địa điểm này từng là một bãi đậu xe không được cấp phép, gây ra các vấn đề vi phạm đến bảo vệ môi trường và giao thông. Với sự nhất trí của cộng đồng và sự hỗ trợ từ nhóm dự án bao gồm HealthBridge và Think Playgrounds, chúng tôi đã có thể tổ chức một sân chơi tại địa điểm này một cách sáng tạo. Từ bây giờ, khu phố của chúng tôi đã có một không gian công cộng thoải mái, vui tươi, trẻ em có thể chơi các trò chơi, còn người lớn có thể gặp gỡ và trò chuyện“. – Bà Thanh Loan, Trưởng ban Cộng đồng kiêm chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Ngọc Hà, Hà Nội, phát biểu tại buổi khánh thành sân chơi di động.

2. Công trình cải thiện sinh kế cho những người bán hàng rong trong bối cảnh dịch Covid-19 ở Dhaka và Khulna, Bangladesh

Umbrellas_distributed_to_street_vendors_who_relocated_to_the_streets_%C2%A9_UN-Habitat.jpg

Để đảm bảo việc tạo khoảng cách trong tiếp xúc cộng đồng giữa bối cảnh dịch bệnh phức tạp, các khu chợ trước đây đông nghịt, tắc nghẽn kẻ mua người bán tại các khu định cư ở Dhaka đã được di dời vào khu đất trống, rộng rãi hơn. Do các biện pháp vệ sinh ở những nơi này được duy trì kém và những khó khăn trong hoạt động trao đổi mua bán, dự án này ngay lập tức cải thiện tình hình kiếm sống cho những người bán hàng rong, lề đường. Đồng thời việc thay đổi tư duy cộng đồng bằng cách tiếp cận này chắc chắn sẽ được nhân rộng ra các vùng khác trên khắp Bangladesh.

Hỗ trợ sinh kế và các biện pháp lành mạnh cho khách hàng tại các chợ tạm ở Dhaka và Khulna:

Sau khi xem xét tình hình và đánh giá, UN-Habitat cùng với “Pratyasha”, Come for Road Children và các ủy viên hội đồng thành phố đã bố trí 200 chiếc ô có thể giúp bảo vệ cho người bán hàng trên đường phố. Ngoài ra, các đối tượng có hoàn cảnh nghèo cũng được cung cấp xe bán rau để hỗ trợ hoàn cảnh kinh tế khó khăn của họ.

IMG_0123.jpg

Hỗ trợ sinh kế thông qua nông nghiệp đô thị, tại khu ổ chuột Korail ở Dhaka:

Paraa (tổ chức tình nguyện) cùng với UN-Habitat đã cung cấp nhiều loại hạt giống rau theo mùa cho những người nghèo khó, đồng thời đào tạo về phương pháp canh tác cho nhiều cư dân ở khu ổ chuột Korail.

Women_receiving_seeds_for_urban_agriculture_%C2%A9_UN-Habitat_.jpg

Với sự hợp tác của các bên như: CLB Chống Ma túy Prottasha, Văn phòng Ủy viên Phường, Tổng công ty Thành phố Bắc Dhaka, Công ty Cổ phần Nam Thành phố Dhaka, Come for Road Children, Paraa… dự án đã thành lập 9 hội thảo cộng đồng, phân phối 200 thiết bị che nắng, cùng với đó là sự tham gia 200 người và có đến 9.600 người được hưởng lợi.

Tôi sống ở Khulna và tôi từng bán đồ ăn trên đường phố Tootpara trước dịch covid-19. Vào tháng 4/2020, tôi mất việc vì chính phủ ra lệnh đóng cửa để giãn cách xã hội và đó cũng là khoảng thời gian thực sự khó khăn của gia đình tôi vì chúng tôi không có nhiều tiền tiết kiệm. Nhưng trong lúc tuyệt vọng đó, tôi đã nhận được một chiếc xe tải phục vụ cho việc bán thức ăn từ UN-Habitat và Come for Road Children vào tháng 10 năm 2020. Nhờ đó tôi đã có thể trở lại bán đồ ăn đường phố và có thể nuôi gia đình 6 người của mình. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính tôi và cả khách hàng, tôi cũng duy trì các biện pháp lành mạnh mà chính phủ quy định. Tôi rất vui và biết ơn vì sự hỗ trợ này. Tôi mong các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ khác sẽ xem xét thực hiện các sáng kiến tương tự để hỗ trợ trực tiếp cho nhiều người nghèo sống trong các khu ổ chuột và bị mất kế sinh nhai do cuộc khủng hoảng covid-19”. – Md Rubel Ahmed (người kinh doanh đồ ăn đường phố ở Tootpara, Khulna).

 3. Minh chứng sống động về không gian công cộng mới trong các khu định cư không chính thức ở Bhopal, Ấn Độ

Training_of_trainers_on_reclamation_of_OPS_and_fightng_the_pandemic.jpg

Ấn Độ là một trong những nước trên thế giới chìm sâu vào khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, hệ thống y tế quá tải, bác sĩ kiệt sức, khủng hoảng tâm lý, virus sars-cov-2 đã lây lan qua các khu dân nghèo đông đúc, nơi sinh sống của hàng triệu người. Do đó các khu định cư không chính thức ở Bhopal, Ấn Độ cũng tắc nghẽn trầm trọng. Dự án không gian công cộng nhắm đến các khu dân cư không chính thức xung quanh thành phố nhằm cải thiện khả năng tiếp cận không gian công cộng, duy trì kế sinh nhai và gắn kết xã hội.

pregnant_mothers_and_masks.jpg

Được thực hiện trong thời gian 3 tháng, dự án cải thiện không gian công cộng và để chúng trở nên an toàn đối với người dân ở 10 khu định cư phi chính thức bằng cách lắp đặt những chiếc ghế dài khuyến khích giữ khoảng cách xã hội. Từ đó cũng tăng không gian hội họp trong các khu ô chuột.

Từ sự hợp tác của Healthbridge và CFI Trust, dự án đã thu hút hơn 3.000 người tham gia thông qua tham vấn cộng đồng, đào tạo tình nguyện viên, phân phối khẩu trang,…

Các không gian trống bị bỏ hoang trong cộng đồng. Nó trở thành nơi tụ tập, trú ẩn của những kẻ côn đồ và rất nguy hiểm cho những phụ nữ phải đi ngang qua. Tuy nhiên, giờ đây khu vực này đã được chuyển đổi thành không gian thân thiện của khu phố. Ngày càng có nhiều gia đình và cư dân xung quanh đến đây hoạt động vui chơi, thư giãn, đi bộ,… – Lalitha Yadav, 24 tuổi, Pipalani 40 Qwater.

Lệnh đóng cửa, giãn cách xã hội một phần nào đó đã trở thành một cơn ác mộng đối với chúng tôi. Không có không gian mở xung quanh khu ổ chuột mà tôi đang sống. Nhưng cuối cùng nó cũng xuất hiện, dự án của Healthbridge đã lắp đặt những chiếc ghế dài và tạo ra không gian thích hợp để chúng tôi có không gian ngồi thư giãn và nói chuyện với bạn bè. Dự án này cũng đã giúp chúng tôi hình thành nhiều thói quen mới như đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn để bảo vệ bản thân khỏi sự xâm nhập của virus” – Nita Yeduvanshi, 19 tuổi, Thuộc địa lao động Chhattisgarh.

Biên dịch | H.N (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM

  • Thiết kế khoang ngủ dùng năng lượng mặt trời cho người vô gia cư
  • Tương lai của kiến trúc đô thị: Từ “Thành phố Rạng Rỡ” của Le Corbusier đến “Thành phố thở 2050” của Hà Lan
  • 11 quy tắc cần tuân thủ khi thiết kế không gian công cộng

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022