Phần mở rộng của Bảo tàng quân sự này được hoàn thành vào năm 2011 và là một trong những dự án nổi tiếng nhất của Libeskind, cùng với Bảo tàng Do Thái ở Berlin và phần mở rộng của Bảo tàng Nghệ thuật Denver ở Mỹ.
Phần bổ sung có hình thức mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng, sử dụng vật liệu kính, thép và bê tông, lồng qua mặt tiền của một kho vũ khí cũ được xây dựng vào những năm 1870.
Với hình thức vươn ra, bề mặt nghiêng và tương phản mạnh, điều này đã xuất hiện trong nhiều dự án của Libeskind. Năm 2001, Ông đã giành chiến thắng trong một cuộc thi quốc tế để thiết kế tòa nhà, trước đây từng là kho vũ khí và bảo tàng của người Saxon trước khi trở thành một bảo tàng cho Đức Quốc xã.
Libeskind – KTS Mỹ gốc Do Thái – Ba Lan, người đã thiết kế một số công trình liên quan đến chiến tranh và diệt chủng, bao gồm Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia phía Bắc ở Salford, Anh, và một bảo tàng dành riêng cho các họa sĩ và nạn nhân của Holocaust – Felix Nussbaum ở Osnabrück, Đức.
Phần bổ sung với hình thức mạnh mẽ là biểu tượng cho sự hồi sinh của Dresden từ đống tro tàn. Nó nói về sự kết hợp của truyền thống và sự đổi mới. Các sự kiện trong quá khứ không chỉ là một chú thích cuối trang; chúng là nguyên nhân của sự thay đổi.
Libeskind đã tuyên bố rằng phần bổ sung mới không được can thiệp vào mặt tiền của công trình lịch sử. Ông tin rằng một sự can thiệp còn quan trọng hơn đó là thay đổi tinh thần, bản sắc của 1 bảo tàng có quá khứ đầy tàn độc.
Một khối hình tam giác 5 tầng giao với cấu trúc hiện có, tạo ra sự tương phản mạnh mẽ giữa sự kiên cố và cứng cáp của tòa nhà tân cổ điển và sự khoáng đạt của phần mở rộng.
Ông cho rằng tòa nhà lịch sử “thể hiện mức độ nghiêm trọng của quá khứ độc tài của Phát xít”, trong khi mặt tiền mới “phản ánh sự minh bạch của quân đội trong một xã hội dân chủ”.
Phần chóp giống như chiếc mũi tên hướng về những quả bom lửa đầu tiên đã được thả xuống Dresden trong một cuộc không kích vào đêm 13/2/1945.
Một đài quan sát được đặt ở độ cao 29m. Nó cung cấp một điểm thuận lợi độc đáo để nhìn ra thành phố hiện đại, đồng thời tạo ra một không gian để suy ngẫm về các sự kiện trong quá khứ.
Phần mở rộng dường như xuyên qua mặt tiền của kho vũ khí và giao với cánh cổng trung tâm, nó làm thay đổi lịch trình tham quan của Bảo tàng.
Các khu vực ở hai bên được dành riêng cho các sự kiện trước và sau hai cuộc chiến tranh thế giới, với phần phụ tạo ra sự phân biệt rõ ràng giữa các thời đại khác nhau này trong quá khứ.
Việc mở rộng đã tăng diện tích triển lãm tổng thể của tòa nhà lên 13.000 m², trở thành bảo tàng lớn nhất của Đức, với tổng số 10.000 hiện vật.
Các không gian mới tổ chức triển lãm chuyên đề trưng bày các khía cạnh và hiện tượng cụ thể của lịch sử quân sự đã có tác động đáng kể đến xã hội qua các thời kỳ.
Phần mở rộng sử dụng vật liệu công nghiệp bao gồm bê tông và kim loại, tương phản với đá và thạch cao truyền thống được sử dụng trong tòa nhà lịch sử.
Trên hết, thiết kế của tòa nhà nhằm mục đích củng cố sự tương phản giữa cũ và mới, phản ánh mong muốn của bảo tàng là biến thành một nơi để đối thoại về nguyên nhân và hậu quả của chiến tranh và bạo lực.
Người dịch: Hoàng Anh | Nguồn: Dezeen
XEM THÊM:
- 6 tòa nhà công nghiệp trở thành công trình kiến trúc ấn tượng sau cải tạo
- Kiến trúc tôn giáo đương đại – Thêm những góc nhìn
- Nét cũ và mới giao thoa trong thiết kế trung tâm du lịch Zhujiajiao
- Cầu Varvsbron Dockyard – Biểu tượng mới của thành phố Helsingborg
- The Woman Restaurant: Không gian độc đáo được “lắp ráp” từ 5 khối tam giác
Nằm ở nơi có khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt và chịu tác động của mưa bão, 12x14 House có Read more
Sau đây là một vài công trình kiến trúc tiêu biểu ở vùng Nam châu Phi được các biên tập Read more
KTS người Hà Lan đã tham gia rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau trong sự nghiệp của mình. Read more
Ngày 6/9 vừa qua, Talkshow "Kiến trúc chính là biểu tượng" diễn ra tại trường Đại học Xây dựng Hà Read more
Với thiết kế mang nét truyền thống đan xen hiện đại, đồng thời tạo sự gắn kết giữa con người Read more
Phim ảnh và kiến trúc đã gắn bó với nhau kể từ khi có sự ra đời của hình ảnh Read more