Phòng trừ mối từ khi xây dựng

Mối là loại côn trùng nguy hiểm nhất, chúng có thể phá hoại đồ gỗ như cầu thang, cửa, đồ nội thất. Việc chống mối nên làm từ khi bắt đầu xây dựng công trình.

Các gia chủ nên yêu cầu bên thi công phun thuốc chống mối (dạng bột hoặc nước) vào nền đất trước khi đổ bê tông móng. Nếu quanh nhà còn đất trống, có thể đào hào chống mối để ngăn chặn không cho mối xâm nhập từ bên ngoài. Khi thi công, nếu có những ván cốp pha gỗ bị kẹt không rút ra được phải phun thuốc chống mối. Sử dụng bê tông giằng móng, bê tông nền, vữa xây tầng trệt mác cao để ngăn chặn mối xâm nhập từ nền đất lên. Trường hợp phải đóng cọc móng bằng tre, nếu mạch nước ngầm dâng ngập cao thì không phải xử lý, nhưng nếu ở đất khô khi thì cọc tre cần được ngâm trong dung dịch diệt mối trước khi đóng xuống đất.

moi-1-1-1803-1655871654.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Y8209lm1N_T-_geONHPgwg

Mọt mối làm tổ dưới nền công trình nhẹ thì sụt lút, nặng có thể dẫn đến nghiêng nhà đổ sập, gây nguy hiểm. Ảnh minh họa: zhifure.com

Sử dụng vật liệu có đặc tính chống côn trùng

Tầng trệt là nơi mối xâm nhập đầu tiên, gia chủ nên lát gạch và sử dụng các loại cửa như nhôm kính, cửa nhựa để chống mối. Nếu sử dụng gỗ thì phải được ngâm tẩm thuốc trừ mối trước khi gia công.

Một số loại gỗ như pơ mu có mùi thơm khắc chế muỗi. Có thể sử dụng loại gỗ này trong nội thất để đuổi muỗi như làm đồ đặc, ốp tường hay trần. Loại gỗ này cũng có độ bền cao, có khả năng chống mối mọt tốt.

Sử dụng các loại cửa hiện đại, kín khít

Nên sử dụng các loại cửa hiện đại, kín khít như cửa nhựa lõi thép, cửa nhôm. Các loại cửa này có tính chính xác cao và có gioăng khi đóng không hở khe, có thể ngăn chặn các loại côn trùng như gián, kiến, muỗi xâm nhập.

Sử dụng lưới ngăn côn trùng

Lưới ngăn côn trùng là giải pháp hữu hiệu để ngăn côn trùng, kể cả những loại nhỏ như kiến, muỗi... Cửa lưới có mắt rất nhỏ và lưới sợi mảnh, không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo thông thoáng, chiếu sáng trong trạng thái cửa mở và cửa lưới đóng. Cửa lưới có thể được lắp ở các vị trí cửa sổ, cửa ra vào, cửa thông gió...

anh-dai-dien-1-5264-1655871654.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Nk5LWf_UPQJQgnqJ38B46A

Cửa lưới là biện pháp hiệu quả để ngăn côn trùng xâm nhập vào nhà. Ảnh minh họa: tl80.cn

Trồng các loại cây có khả năng ngăn côn trùng

Nếu có sân vườn (ở tầng trệt, trong nhà, trên sân thượng) có thể trồng các loại cây có mùi thơm, tinh dầu có khả năng đuổi muỗi, côn trùng. Một số loại cây chứa tinh dầu nên trồng quanh nhà hay trong nhà như: bạc hà, sả, hương thảo... có tác dụng đuổi muỗi, ruồi hiệu quả.

Xử lý côn trùng đã xâm nhập

Nếu mối đã xâm nhập vào nhà cần đặt hộp nhử, phun thuốc để diệt tận gốc.

Nếu đã có côn trùng nhỏ xâm nhập vào phòng, có thể dùng các giải pháp ngăn chặn, tiêu diệt côn trùng như sử dụng đèn bắt côn trùng trong nhà. Gia chủ có thể đặt đèn bắt muỗi cho từng khu vực, phòng ngủ, nhà bếp để tiêu diệt côn trùng, muỗi qua đêm.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng tinh dầu xông phòng, nhà ở: Tinh dầu có khả năng ức chế thần kinh của ruồi, muỗi, các loại côn trùng nhỏ, xua đuổi chúng khỏi không gian sống của gia đình. Lưu ý, khi xông tinh dầu cần mở cửa để côn trùng có thể bay ra ngoài.

Sử dụng băng phiến để đuổi gián tại các khu vực góc khuất, ẩm ướt.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Cần luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ nơi trú ngụ của côn trùng có hại, không cho chúng phát triển và sinh sôi. Rác thải cần được thu gom, vứt đúng nơi quy định. Vị trí ẩm mốc, thiếu ánh sáng như nhà kho, nhà vệ sinh, gầm thang... cần được dọn dẹp, làm khô, lưu thông không khí tốt.

Công trình cần được loại trừ mọi nguồn nước ứ đọng không cần thiết tránh ẩm dễ khiến mối xâm nhập. Chú ý các buồng tắm, buồng vệ sinh..., nền và tường cần được xử lý kỹ không để nước thấm.

Kiến trúc sư Nguyễn Trần Đức Anh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022