anh-5-1618135714481374628718-crop-16181359399311097974323.jpgNgười Hà Nội tranh thủ cuối tuần đi tảo mộ Tết Thanh minh

"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba". Câu ca dao đậm tình nghĩa nhắc nhở mỗi người về ngày giỗ Tổ. Lịch giỗ tổ Hùng Vương 2021 là vào thứ 4 ngày 21 tháng 4 dương lịch, tức ngày 10/3 âm lịch. Trước và trong ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 hàng năm, người dân trên cả nước thường về đền Hùng để tưởng nhớ đến những vị Vua đã có công dựng nước.

Tuy nhiên, ngày giỗ Tổ không nhất thiết phải bắt buộc lên Đền Hùng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian GS.TS Ngô Đức Thịnh, hiện ở nước ta có tới 1.600 di tích thờ đền Hùng, ai ở gần những nơi đó thì đến. Nếu không có điều kiện đi lễ Đền Hùng có thể làm mâm cơm cúng ở gia tiên hoặc chỉ cần thắp một nén nhang tại gia tiên trước là nhớ đến tổ tiên, sau là hướng đến ngày giỗ quốc Tổ.

Lễ vật dâng cúng ngày giỗ Tổ cũng tùy vào duyên cảnh của mỗi người. Ngoài hai loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ Tổ là bánh chưng, bánh dày, mọi người cũng có thể dâng hương hoa hay lễ mặn là xôi, gà… Quan trọng nhất vẫn là ở sự chân thành mà không phải mâm cao cỗ đây. Du khách có thể về với Đền Hùng chỉ cần thắp một nén hương để thể hiện tấm lòng hướng về ngày giỗ Tổ.

gio-to-hung-vuong-16187323152001309108867.jpg

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 hàng năm thu hút đông đảo người dân về đền Hùng. Ảnh VOV

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà - Tổng Giám đốc tại Công ty Phong thủy VNN cho biết, khi về Đền Hùng giỗ tổ hay giỗ tổ Hùng Vương tại nhà mọi người cần lưu ý những điều sau để việc tâm linh được trọn vẹn:

+ Khi đi lễ ở Đền Hùng hay thực hiện nghi lễ giỗ tổ tại nhà phải ăn mặc kín cổng cao tường, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, hở đùi, hở nách, hở lưng, trễ ngực hiểu ngắn gọn là tránh ăn mặc hở hang… để không phạm vào bất kính với thiên triều đường khiến công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn trong cung, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng bề trên …

+ Không nên lễ ở Đền quá nhiều tiền vàng, đồ mã, mọi thứ chỉ nên đơn giản theo quy ước của Bộ Văn hóa nhớ theo con số 18 vì chúng ta có 18 đời vua.

+ Nguyên tắc ra, vào: Khi đi qua cổng Tam quan vào Đền Hùng nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, Tứ trụ triều đình, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào Đền Hùng và đi ra cũng theo cửa này.

+ Về cầu nguyện: Theo quan niệm của đạo Mẫu,đdạo Giáo thì các bậc thiên đế vừa phù hộ an bình, che trở cho con cháu muôn dân vừa có thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu nên xin được bề trên che trở, bảo vệ.

+ Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Thiên Triều đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực đại điện, đại cung...

+ Không tự ý sử dụng hoặc lấy những đồ đạc bất kì của chùa về nhà làm của riêng. Vào Phật đường, Tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc.

+ Nên tắt điện thoại hoặc để rung trước khi vào đền, đặc biệt là chuẩn bị thắp nhang, thờ cúng (tại nhà cúng cũng nên làm như vậy)

+ Các bạn không nên thắp hương trong cung đền, bởi vì bên ngoài đã có lư hương.

+ Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong đền, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ quay lưng với ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên tránh bất kính với bề trên.

Hà My

phuc-duc-tai-mau-16183078925721130997232-crop-1618308058679344372084.jpgTừ bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” gây tranh cãi, ngẫm về phúc đức tại mẫu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022