Tủ bếp là phần quan trọng nhất trong bất kỳ căn bếp nào, vì thế lựa chọn tủ bếp phù hợp đóng vai trò gần như quyết định tới việc bài trí không gian.
Hãy cố gắng sắp xếp các thiết bị phụ trợ cạnh nhau theo một quy trình hợp lý nhất và một lời khuyên đưa ra là nên đặt tủ lạnh ở phía cuối để mỗi khi cần bạn có thể dễ dàng lấy đồ mà không nhất thiết phải vào trong bếp.
Thông thường với những căn bếp sở hữu một không gian sử dụng khá khiêm tốn, bạn thường nghĩ đến giải pháp tối ưu nhất chính là những chiếc kệ mở.
Mặc dù có khả năng lưu trữ lớn và cũng rất tiện lợi song một nhược điểm nổi trội của kiểu kệ này là dễ bị bám bụi, không đảm bảo vệ sinh. Do đó những chiếc tủ bếp vẫn được ưu tiên hơn cả.
1. Kiểu dáng
Có 3 loại tủ bếp phổ biến hiện nay là bếp chữ I, chữ L và chữ U. Trừ thiết kế tủ bếp chữ I thì với 2 kiểu còn lại bạn nên nhớ nguyên tắc tạo ra 3 góc tam giác giữa bồn rửa bát, bếp và tủ lạnh.
Với thiết kế tủ bếp chữ U thì 3 góc tam giác này sẽ không trên một đường thẳng trong khi với thiết kế chữ L thì 2 góc tam giác này sẽ nằm trên một đường thẳng.
Tủ bếp kiểu chữ I
Đây là kiểu tủ bếp được lòng chị em nội trợ nhất bởi vẻ ngoài khiêm tốn của nó. Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn có thể lựa chọn chiều cao của những chiếc tủ bếp này.
Một mẹo tận dụng không gian tuyệt đỉnh mà bạn cần biết đến là treo những chiếc tủ bếp thấp hơn trần và dùng khoảng không gian nó để lưu trữ những món vật dụng lớn như các loại máy móc nhà bếp.
Với một căn phòng dài và hẹp chiều ngang, thì thiết kế tủ bếp chữ I đơn giản là hoàn toàn phù hợp. Và việc quan trọng nhất là bạn phải phân chia các ngăn để đồ sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Việc chú ý tới ánh sáng trong căn bếp hẹp cũng cần phải lưu ý bơi vì nếu không cẩn thận sẽ khiến căn bếp càng trở nên hẹp hơn.
Ngoài việc tận dụng nguồn sáng tự nhiên (nếu có), bạn cũng nên bố trí thêm ánh sáng điện ở những vị trí khác như phía dưới tủ hay ngăn tủ đựng bát đĩa với cánh bằng kính, với cách này căn bếp của bạn trông sẽ rộng hơn khá nhiều.
Tủ bếp kiểu chữ L
Tương tự tủ bếp kiểu chữ I, đây cũng là một kiểu tủ bếp được khuyên dùng cho những không gian nhà bếp chật hẹp. Ưu thế của kiểu tủ này là khai thác được không gian góc bếp thường hay bị bỏ quên. Tuy nhiên, với những không gian không quá rộng rãi bạn nên cân nhắc đến chiều rộng của những chiếc tủ.
Với thiết kế tủ bếp chữ L, bạn nên thiết kế tủ cao gần sát trần ở một bên tường và bên tường còn lại thì nên sử dụng kệ mở thay vì tủ kín.
Một vấn đề quan trọng nữa là bạn cũng cần tính toán sao cho không gian để bạn dịch chuyển trong căn bếp của mình phải đủ rộng và thoải mái - thông thường chỉ cần 2m² cho không gian này.
Do vậy nếu bạn không có được một căn bếp rộng rãi thì hãy cân nhắc đến việc thu hẹp không gian dịch chuyển này. Ngoài ra ánh sáng phù hợp trong căn bếp cũng là điều bạn cần phải lưu ý.
Tủ bếp kiểu chữ U
Thiết kế bếp chữ U thích hợp cho những không gian rộng vừa phải với những cabin tủ bếp vòng quanh khu vực nấu nướng. Ưu điểm của thiết kế này là nếu bếp nấu và bồn rửa bố trí đối diện nhau trên 2 cạnh chữ U thì không gian di chuyển trong khi nấu sẽ rất thoải mái.
2. Màu sắc
Màu sắc của những chiếc tủ bếp cũng góp phần quan trọng tạo nên bộ mặt của căn bếp. Với kiểu bếp nhỏ xinh thế này, bạn nên lựa chọn những chiếc tủ màu sắc để đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người với diện tích thực của nó.
Những chiếc tủ màu trắng cũng là một gợi ý đáng để bạn cân nhắc. Màu trắng của những chiếc tủ dễ dàng tạo ra những ảo giác rộng rãi hơn cho căn bếp.
3. Chất liệu
Khi lựa chọn tủ bếp cho gia đình, chất liệu cũng là một nhân tố bạn cần cân nhắc đến. Tốt nhất là lựa chọn những chất liệu dễ lau chùi như Acrylic, laminate hay gỗ công nghiệp. Điều này giúp bạn có thể giữa chúng trong trạng thái sạch sẽ trong suốt quá trình sử dụng. Hơn nữa việc giữ sự sạch sẽ, ngăn nắp của căn bếp cũng giúp chúng tránh khỏi tình trạng chật chội.