Câu chuyện bắt đầu từ một “ca khó” mà blogger Mo Yangzi và đội tổ chức chuyên nghiệp của cô nhận được: dọn dẹp toàn bộ một ngôi nhà khổng lồ với mức phí dịch vụ lên tới 45.000 USD. Ban đầu, họ dự tính cử 12 người tổ chức, chia thành các nhóm 2–3 người để xử lý trong 8 tiếng. Nhưng rồi thực tế lại hoàn toàn khác – 10 tiếng trôi qua, chỉ mới tạm “gọn” được căn nhà!

Tầng 1: Quầy bar biến thành kho, đàn piano thành… kệ tạp hoá
Ngay khi mở cửa, nhóm tổ chức đã bị choáng: mọi ngóc ngách đều ngập tràn đồ đạc. Quầy bar từng là điểm nhấn sang chảnh trong phòng khách giờ đầy ắp vật dụng hàng ngày. Bên cạnh, chiếc đàn piano vốn là món đồ đắt tiền lại bị chất kín đồ linh tinh, thậm chí có cả đồ giá trị để tạm bợ.
Trong khu vực nhà ăn, thậm chí còn có đống quần áo ngồn ngộn – không ai hiểu tại sao chúng lại nằm ở đó. Tủ đựng, ngăn kéo, mặt bàn… chỗ nào cũng chất đầy, không phân loại gì cả. Bếp là khu vực “nhẹ đô” nhất, rộng 30m² nhưng chỉ hơi bừa bộn – may mắn thay!




Tầng 2: Phòng xông hơi biến thành nhà kho
Không gian tầng 2 sáng sủa, có phòng học và khu thư giãn. Nhưng khi mở tủ, bên trong lại đầy… quần áo. Căn phòng xông hơi – vốn có đủ bồn tắm, cabin hiện đại – bị chôn vùi trong túi đồ lớn nhỏ, gần như không còn công năng thư giãn. Phòng ngủ chính may ra là nơi duy nhất giữ được vẻ gọn gàng.




Tầng 3: Một bên trống trơn, một bên chất đồ đến tận giường
Hai phòng ngủ ở tầng 3 trái ngược nhau hoàn toàn. Phòng bên phải khá trống trải, trong khi phòng bên trái lại khiến mọi người "choáng váng": giường ngủ hoàn toàn bị lấp kín bởi quần áo. Gara tầng hầm cũng không khá hơn, đầy rác thải cần đóng gói và xử lý riêng.



Bài toán khó nhất: Quần áo quá nhiều, quá đắt, không biết xử lý thế nào
Theo nhóm tổ chức, hơn 50% diện tích bừa bộn của căn nhà đến từ quần áo. Điều đặc biệt là quần áo ở đây đều thuộc loại cao cấp, giá từ vài trăm đến cả ngàn USD mỗi món. Tổng số lượng đủ để “mua thêm một căn nhà khác” nếu quy đổi ra tiền mặt.
Nhiều món còn chưa cắt nhãn nhưng đã… bị mốc. Đó là kết quả của việc mua sắm không kiểm soát và không có hệ thống lưu trữ hợp lý.

12 người – 10 tiếng: Khôi phục lại sự gọn gàng
Sau nhiều giờ làm việc vất vả, từng không gian được “cứu vớt”:
- Phòng khách: Trở nên thoáng đãng, các ngăn kéo phân loại rõ ràng, không còn bàn bừa bộn.

- Nhà bếp: Được sắp xếp lại hợp lý, đồ cũ được xử lý sạch sẽ.

- Phòng học tầng 2: Chỉ giữ lại những quyển sách cần dùng, túi xách cất vào tủ, tất cả đều được dán nhãn rõ ràng.

- Phòng xông hơi: Được dọn sạch để khôi phục công năng thư giãn.
- Phòng ngủ tầng 3: Giường cuối cùng cũng “thở được”, quần áo tạm cất gọn trong túi lưu trữ.

Tuy vẫn chưa xử lý hết số quần áo, nhưng toàn bộ căn nhà đã khôi phục được vẻ ấm cúng, sạch sẽ. Nhóm tổ chức dùng các giải pháp tạm thời như túi đựng lớn, hộp phân loại và phân chia theo khu vực để giảm thiểu lộn xộn và bảo vệ đồ dùng.
Bài học đắt giá: Nhà gọn không phải vì thuê nhiều người, mà vì sống có giới hạn

Sau đợt dọn dẹp, chủ nhà chia sẻ: anh mua sắm vì quá yêu nhà mình – nhưng hóa ra, chính vì yêu mà anh khiến nó thành “nhà kho cao cấp”.
Điều đáng nói là nếu không có kế hoạch sử dụng và bảo quản cụ thể, ngay cả những món đồ đắt tiền cũng chỉ là gánh nặng. Thói quen tích trữ, tâm lý “mua để dành” có thể khiến không gian sống bị chiếm dụng, còn tinh thần thì mệt mỏi triền miên.
5 nguyên tắc tổ chức nhà cửa gọn gàng bạn có thể áp dụng:
Kiểm tra toàn bộ vật dụng đang có.
- Phân loại: Cần thiết – Không cần thiết.
- Lên kế hoạch sắp xếp lại không gian.
- Chọn công cụ lưu trữ phù hợp.
- Duy trì bảo quản, dọn dẹp định kỳ.
Kết luận: Không cần phải chờ đến khi nhà quá bừa bộn mới gọi chuyên gia dọn dẹp. Bài học từ vị chủ nhà 45.000 USD này là lời cảnh tỉnh rõ ràng: Nếu không biết dừng lại đúng lúc, thì dù có thuê 12 người dọn nhà, bạn vẫn sống trong mớ hỗn độn do chính mình tạo ra.